NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG LOÀI ĐỖ QUYÊN LÁ NHỌN (Rhododendron moulmainense Hook. f.) BẰNG HOM


Các tác giả

  • Lưu Thế Trung Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ & Tây Nguyên
  • Phí Hồng Hải Viện Khoa học Lâm nghiệp Viện Nam
  • La Ánh Dương Viện Nghiên cứu giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
  • Trần Văn Tiến Trường Đại Học Đà Lạt

Từ khóa:

Đỗ quyên lá nhọn, nhân giống,, che sáng,, ruột bầu

Tóm tắt

Bài báo này giới thiệu một số kết quả nhân giống Đỗ quyên lá nhọn phục vụ công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen tại Lâm Đồng. Cành hom phục vụ nghiên cứu được lấy từ cây mẹ trong rừng tự nhiên, từ các cành bánh tẻ nửa hóa gỗ ở đỉnh tán cây, khỏe mạnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất điều hòa sinh trưởng dạng nước có ảnh hưởng lớn hơn so với dạng bột trong nhân giống Đỗ quyên lá nhọn. Loại và nồng độ chất điều hòa sinh trưởng cũng có ảnh hưởng rõ rệt tới khả năng nhân giống bằng hom. Hom giâm xử lý bằng IBA nồng độ 2.500 ppm sau 180 ngày đạt tỷ lệ ra rễ cao nhất 51,1%, chiều dài rễ trung bình đạt 0,6 cm và số lượng rễ đạt 12,6 rễ/hom. Mùa giâm hom thích hợp nhất cho Đỗ quyên lá nhọn là mùa hè, tháng 4. Chế độ che sáng có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng chiều cao và đường kính gốc là 50%. Thành phần ruột bầu có ảnh hưởng đến sinh trưởng chiều cao và đường kính gốc là 50% xơ dừa + 50% đất.

Tài liệu tham khảo

1. Ahmad, P. I. and Puni, L., 2010. “Vegetative Propagation of Rhodendron arboreum Sm. using FRI Wire technique”, Journal article Indian Forester, 136(8), pp 1003 - 1005.

2. Bảo Huy, 2017. Tin học thống kê trong lâm nghiệp, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. TP HCM, 279 tr.

3. Đỗ Thị Thu Lai, Nguyễn Thị Kim Lý, Phạm Thị Minh Phượng, 2019. “Một số biện pháp kỹ thuật trong nhân giống Đỗ quyên cà rốt bằng phương pháp giâm cành”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, 9 (106), tr 56 - 61.

4. Gensel, W. H and Blazich, F. A., 1985. Propagation of Rhododendron chapmanii by Stem Cuttings. Journal of Environmental Horticulture, 3(2), pp 65 - 68.

5. Grześkowiak U. N., 2004. Effect of growth substances on the rooting of cuttings of rhododendron species. Folia horticulturae Ann. 16/1, 2004, pp 115 - 123.

6. Li, K. M., Hong, L. Y., Juan, L. X., 2009. “Biological characteristics and cultivation management of Rhododendron moulmainense” Journal of Anhui agricultural sciences, 37(16), pp.7389 - 7391.

7. Nông Văn Duy Nông Văn Duy, Trần Thái Vinh, Vũ Kim Công, Quách Văn Hợi, Đặng Thị Thắm, Nguyễn Thị Huyền, Trần Văn Tiến và Ngô Sỹ Long, 2014. Thành phần loài và hiện trạng bảo tồn chi Đỗ quyên (Rhododendron L.) ở Lâm Đồng. Tạp chí KHLN 2/2014 (3334 - 3342).

8. Nguyễn Thị Thanh Hương và Trần Minh Hợi, 2011. Một số loài và thứ có giá trị làm thuốc trong họ Đỗ quyên (Ericaceae Juss.) ở Việt Nam. Báo cáo Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 4, Hà Nội, tr 1175 - 1180.

9. Nguyễn Thị Thanh Hương, Trần Minh Hợi, Nguyễn Tiến Hiệp, 2009. Một số loài có giá trị làm cảnh trong chi Đỗ quyên (Rhododendron L.) thuộc họ Đỗ quyên (Ericaceae Juss.) ở Việt Nam, Báo cáo Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 3, Hà Nội, tr 991 - 995.

10. Võ Văn Chi, 2012. Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập I, NXB Y Học, Hà Nội.

Tải xuống

Số lượt xem: 11
Tải xuống: 1

Đã Xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Trung, L.T., Hải, P.H., Dương, L. Ánh và Tiến, T.V. 2024. NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG LOÀI ĐỖ QUYÊN LÁ NHỌN (Rhododendron moulmainense Hook. f.) BẰNG HOM. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 5 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >>