KHU VỰC PHÂN BỐ VÀ KIỂU THẢM THỰC VẬT CỦA TƠM TRƠNG (Urceola minutiflora (Pierre) D.J.Middleton) Ở TÂY NGUYÊN


Các tác giả

  • Nguyễn Thanh Nguyên Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
  • Hoàng Thanh Trường Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
  • Lưu Thế Trung Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
  • Nguyễn Quốc Huy Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
  • Phó Đức Đỉnh Chi Cục Kiểm lâm Lâm Đồng,
  • Ngô Bảo Uyên Đại học Đà Lạt
  • Bùi Xuân Tiến Trường PT Dân tộc Bán trú Sơn Điền, Di Linh, Lâm Đồng

Từ khóa:

Cây Tơm trơng,, , kiểu thảm, vùng phân bố

Tóm tắt

Tơm trơng (Urceola minutiflora (Pierre) D.J.Middleton) hay còn gọi là Tơm trơng Atao Nenso là dây leo thân gỗ thuộc họ Trúc Đào (Apocynaceae). Đây là loài cây dược liệu, thành phần chính trong bài thuốc dân gian Amakông, làm tăng cường thể lực và khả năng sinh lý ở nam giới. Qua điều tra 5 tỉnh Tây Nguyên, đề tài đã bắt gặp Tơm trơng phân bố ở ba tỉnh là Gia Lai (Krông Pa), Đắk Lắk (Ea H’leo và Vườn Quốc gia Yok Đôn) và Lâm Đồng (Đức Trọng). Tơm trơng phân bố ở độ cao từ 200 - 900 m, tập trung từ 300 - 500 m, trên đất sa thạch hoặc đất sét pha cát. Về kiểu thảm, Tơm trơng phân bố trong 3 kiểu thảm chính theo phân loại của Thái Văn Trừng (1975) là: (1) V: Rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới; với 2 kiểu phụ là Rừng khô thưa trên đất cát và sét pha cát (V.Mia.2) và Quần thể thoái hóa thành trảng cỏ, cây bụi (V.Mia.4.2) của rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới (V); (2) II: Rừng kín nửa rụng lá
ẩm nhiệt đới (II.Mia); (3) Rừng trồng Bạch đàn microcorys (Eucalyptus
microcorys)

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Tiến Bân, 1984. Danh lục thực vật Tây Nguyên. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam - Viện Sinh vật học.

2. Nguyễn Thị Kim Châu, 2005. Nghiên cứu thành phần hóa học các dược liệu trong bài thuốc bổ thận, tráng dương của Amakong. Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Võ Văn Chi, 2012. Từ điển cây thuốc Việt Nam. Tập 2. Tr 136 - 137.

4. Đại học Y dược Huế, 2002. Sưu tầm, định danh, xác định thành phần hóa học và tính chất sinh học một số cây thuốc của dân tộc bản địa Đắk Lắk. MS: KX 03 - 07/DL2002. Đề tài cấp tỉnh Đắk Lắk.

5. Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam. Tập 1,2,3. NXB trẻ.

6. Bảo Huy, 2011. Sổ tay định danh nhanh các loài thực vật - Rừng Khộp Đắk Lắk. Bộ môn Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường.

7. Bảo Huy, 2011. Sổ tay định danh nhanh các loài thực vật - Rừng bán thường xanh và thường xanh ven suối Đắk Lắk - Đắk Nông. Bộ môn Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường.

8. National Medicinal Plants Board, 2008. Agro - techniques of selected medicinal plants, Uttar Pradesh. Department of AYUSH, Ministry of Health and Family Welfare, Government of India, 1:99 - 103.

9. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2005. Cây họ Dầu Việt Nam. NXB Nông nghiệp. Trang 63 - 65.

10. Nguyễn Thanh Nguyên và Lê Hồng Én, 2015. Nghiên cứu nhân giống cây Tơm trơng bằng hom. Tạp chí Dược liệu, tập 20, số 6. Tr 388 - 394.

11. Nguyễn Mộng Quỳnh, 2012. Nghiên cứu về thành phần hóa học dược Tơm trơng Nensơ trong bài thuốc Amakong. Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ khóa 2007 - 2012, MPL: QV 766 NGU 2012 2 - 001888.

12. Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997. Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Thái Văn Trừng, 1975. Thảm thực vật rừng Việt Nam trên quan điểm hệ sinh thái. NXB Khoa học và Kỹ thuật. Tr. 177, 188

Tải xuống

Số lượt xem: 18
Tải xuống: 16

Đã Xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Nguyên, N.T., Trường , H.T., Trung, L.T., Huy , N.Q., Đỉnh, P. Đức, Uyên, N.B. và Tiến, B.X. 2024. KHU VỰC PHÂN BỐ VÀ KIỂU THẢM THỰC VẬT CỦA TƠM TRƠNG (Urceola minutiflora (Pierre) D.J.Middleton) Ở TÂY NGUYÊN. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>