ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG MỘT SỐ MÔ HÌNH TRỒNG CÂY BẢN ĐỊA DƯỚI TÁN RỪNG TẠI SÓC SƠN, HÀ NỘI


Các tác giả

  • Phạm Ngọc Thành Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
  • Tạ Văn Hân Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
  • Nguyễn Xuân Đài Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
  • Trương Quang Trí Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
  • Hà Đình Long Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
  • Hà Văn Năm Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng

Từ khóa:

Cây bản địa,, sinh trưởng,, dưới tán rừng,, Sóc Sơn

Tóm tắt

Các mô hình trồng cây bản địa 4 loài Re gừng (Cinnamomum parthenoxylon), Lim xanh (Erythrophleum fordii), Sao đen (Hopea odorata), Chiêu liêu Terminalia nigrovenulosa) dưới tán các loại rừng thông, keo và thông xen keo tại Sóc Sơn -Hà Nội cho tỷ lệ sống từ mức thấp (60,0%) đến trung bình (87,1%). Re gừng có tăng trưởng bình quân năm tuổi 3 - 4 đạt 0,17 - 1,34 cm/năm (D 00), Hvn đạt 0,30 -1,05 m/năm, Dt đạt 0,22 - 0,55 m/năm, ở tuổi 8, D 1,3 đạt 0,80 cm/năm, Hvn đạt 0,83 m/năm và Dt đạt 0,41 m/năm. Lim xanh có tăng trưởng bình quân năm tuổi 3 - 4 đạt 0,22 - 1,23 cm/năm (D 00 ), Hvn đạt 0,33 - 0,63 m/năm, Dt đạt 0,22 - 0,54 m/năm, ở tuổi 8 đạt 1,79 cm/năm (D1,3), Hvn đạt 1,00 m/năm, Dt đạt 0,54 m/năm. Sao đen có tăng trưởng bình quân năm tuổi 3 - 4 đạt 0,53 - 1,66 cm/năm (D 00), Hvn đạt 0,32 - 1,25 m/năm, Dt đạt 0,25 - 0,53 m/năm, giai đoạn 7 - 8 tuổi đạt 0,75 -1,02 cm/năm (D1,3), Hvn đạt 0,82 - 0,85 m/năm, Dt đạt 0,32 - 0,42 m/năm. Chiêu liêu 1 tuổi bước đầu có sinh trưởng tốt D00 = 1,08 - 1,18cm và Hvn = 0,96 - 1,06m. Các loài Re gừng, Lim xanh, Sao đen ở tuổi 3 và 4 cần nhu cầu ánh sáng lớn hơn, ở các mức độ tàn che thấp, cây có sinh trưởng tốt hơn so với các mức độ tàn che cao hơn ở cùng loại rừng tầng cây cao. Trên mô hình tái lập rừng nhiệt đới, tổng số có 83 loài cây gỗ và cây bụi đưa vào trồng ban đầu hiện chỉ còn từ 10 - 17 loài có sinh trưởng phát triển tốt, tăng trưởng bình quân năm đạt từ 0,39 - 2,69 cm về D1,3, 0,26 - 1,36 về Hvn và 0,15 - 0,54 về Dt

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Anh Duy, Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Thị Nhung, Phạm Quang Thuỳ, Trần Quang Tuấn, 2019. Đánh giá sinh trưởng mô hình rừng trồng hỗn giao cây lá rộng bản địa cung cấp gỗ lớn tại Yên Bái và Phú Thọ. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số Chuyên đề: 95 - 109.

2. Đỗ Đình Sâm, Phạm Văn Tuấn, Bùi Đoàn, Trần Quang Việt, Trần Văn Con, Ngô Đình Quế, Đỗ Doãn Triệu, Nguyễn Anh Dũng và Phạm Ngọc Mậu, 2001. Cơ sở khoa học bổ sung những vấn đề kỹ thuật lâm sinh nhằm nâng cao năng suất rừng tự nhiên sau khai thác và rừng trồng công nghiệp. Kết quả nghiên cứu về rừng trồng và

phục hồi rừng tự nhiên, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, trang: 5 - 26.

3. Nguyễn Minh Thanh, Tạ Duy Long, 2016. Sinh trưởng một số loài cây bản địa trồng dưới tán rừng tại Sóc Sơn - Hà Nội, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 3, 4482 - 4489.

4. Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Anh Duy, Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2019. Đánh giá sinh trưởng 25 loài cây lá rộng bản địa của mô hình trồng hỗn giao tại Trạm Thực nghiệm Lâm sinh Lương Thịnh, tỉnh Yên Bái, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số Chuyên đề: 122 - 132.

5. Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình, 2005. Khai thác và sử dụng SPSS để xử lí số liệu nghiên cứu trong lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Tải xuống

Số lượt xem: 10
Tải xuống: 2

Đã Xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Thành, P.N., Hân, T.V., Đài, N.X., Trí , T.Q., Long, H. Đình và Năm, H.V. 2024. ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG MỘT SỐ MÔ HÌNH TRỒNG CÂY BẢN ĐỊA DƯỚI TÁN RỪNG TẠI SÓC SƠN, HÀ NỘI. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>