KẾT QUẢ CHỌN CÂY TRỘI QUẾ TẠI YÊN BÁI VÀ LÀO CAI


Các tác giả

  • Phan Văn Thắng Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ
  • Tạ Minh Quang Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ
  • Nguyễn Huy Sơn Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ
  • Hà Văn Năm Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ
  • Trịnh Bích Hảo Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ

Từ khóa:

Chọn giống cây trội,, quế, Lào Cai và Yên Bái

Tóm tắt

Quế (Cinnamomum cassia Presl.) là cây dược liệu quan trọng trong y học
cổ truyền cũng như y học hiện đại, do đó đây là loài cây trồng rừng chủ lực
ở một số tỉnh miền núi của Việt Nam. Sản phẩm chính của cây quế là vỏ và
tinh dầu. Tuy nhiên, năng suất và chất lượng vỏ và tinh dầu quế của các
rừng trồng là chưa cao, nguyên nhân cơ bản là giống được sử dụng trong
trong trồng rừng chưa được cải thiện về chất lượng di truyền. Do đó,
nghiên cứu chọn giống cây trội có năng suất vỏ và hàm lượng tinh dầu cao
là rất cần thiết. Từ các lô rừng trồng quế thuần loài đều tuổi ở các huyện
Trấn Yên (Yên Bái), Bắc Hà và Bảo Yên (Lào Cai) đã chọn được 50 cây
trội có khả năng sinh trưởng nhanh với khối lượng vỏ, hàm lượng tinh dầu
cao, tỷ lệ thành phần chính trans-aldehyt cinamic trong tinh dầu trên 80%
và tỷ lệ thành phần couramin dưới 4‰. Trong đó, tại huyện Trấn Yên (Yên
Bái) đã chọn được 15 cây trội 30 năm tuổi có khối lượng vỏ khô đạt từ 24,7
- 42,0 kg/cây, vượt trội so với quần thể từ 57,1 - 157,4%; hàm lượng tinh
dầu đạt từ 6,7 - 8,3%, vượt trội so với quần thể từ 10,3 - 38,8%. Tại Bắc Hà
(Lào Cai) đã chọn được 17 cây trội 34 năm tuổi có khối lượng vỏ khô đạt
từ 40,0 - 68,0 kg/cây, vượt trội so với quần thể từ 55,8 - 125,3%; hàm
lượng tinh dầu trong vỏ đạt từ 7,0 - 8,1%, vượt trội so với trung bình quần
thể từ 10,1 - 24,7%. Tại Bảo Yên (Lào Cai) đã chọn được 18 cây trội 18
năm tuổi có khối lượng vỏ khô đạt từ 10,3 - 13,6 kg/cây, vượt trội so với
quần thể từ 28,4 - 79,8%; hàm lượng tinh dầu đạt từ 6,4 - 7,6%, vượt trội so
với quần thể từ 13,4 - 24,4%. Các cây trội này đã được Sở Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn các tỉnh Yên Bái và Lào Cai công nhận, đề nghị các
cơ quan chức năng địa phương có phương án quản lý các cây trội này để
phục vụ công tác nghiên cứu khoa học cũng như phục vụ sản xuất trong
giai đoạn trước mắt và tương la

Tài liệu tham khảo

1. Võ Văn Chi, 1997. Từ điển Cây thuốc Việt Nam. NXB Y học, TP Hồ Chí Minh; 1.468 trang.

2. Phạm Xuân Hoàn, 2001. Nghiên cứu sinh trưởng và sản lượng làm cơ sở đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trong kinh doanh rừng quế (C. cassia Blume) tại tỉnh Yên Bái. Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.

3. Tạ Minh Quang, Nguyễn Huy Sơn, Phan Văn Thắng, Hà Văn Năm, 2018. Kết quả chọn cây trội quế tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, chuyên đề Giống và lâm sản ngoài gỗ, tháng 11/2018.

4. TCVN 8755:2017, 2017. Giống cây lâm nghiệp - cây trội. Hà Nội -2017.

5. Phạm Văn Tuấn, Nguyễn Huy Sơn, 2007. Cây Quế và kỹ thuật trồng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 143 trang.

6. Nguyễn Hải Tuất, 2006. Phân tích thống kê trong Lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội - 2006.

7. Nguyen Kim Dao, 2004. Chinese cassia (Cinnamomum cassia. CRC. PRESS).

Tải xuống

Số lượt xem: 8
Tải xuống: 2

Đã Xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Thắng, P.V., Quang, T.M., Sơn, N.H., Năm, H.V. và Hảo, T.B. 2024. KẾT QUẢ CHỌN CÂY TRỘI QUẾ TẠI YÊN BÁI VÀ LÀO CAI. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >>