NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY ƯƠI ( Scaphium macropodum (Miq) ) BẰNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP


Các tác giả

  • Đoàn Đình Tam Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
  • Nguyễn Thùy Mỹ Linh Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
  • Hà Đình Long Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
  • Trần Thị Hải Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng

Từ khóa:

Cây Ươi,, nhân giống,, kỹ thuật ghép

Tóm tắt

Ươi (Scaphium macropodum) là cây bản địa đa tác dụng và có giá trị kinh
tế nhưng chu kỳ ra quả dài (4 - 5 năm), hạt mất sức nảy mầm nhanh nên
việc chủ động nguồn giống phục vụ trồng rừng gặp nhiều khó khăn. Việc
nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Ươi bằng phương pháp ghép từ những gốc
ghép và hom ghép được lấy từ các cây trội đã được tuyển chọn sẽ giúp chủ
động nguồn giống và tạo ra được nguồn giống tốt, có xuất xứ rõ ràng. Kết
quả nghiên cứu cho thấy, sử dụng hom ghép có độ dài từ 6 - 8 cm ghép trên
gốc ghép có độ tuổi từ 11 - 13 tháng vào vụ Xuân - Hè (tháng 3 - 5) bằng
phương pháp ghép nêm cho hiệu quả nhân giống cao nhất đối với cây Ươi.
Tại các thí nghiệm này, tỷ lệ ra chồi của cây ghép đạt từ 68,9% đến 87%,
cây ra chồi sớm. Sau khi ghép 120 ngày, cây sinh trưởng tốt khi đường
kính chồi ghép đạt từ 1,2 - 1,3 cm, chiều cao chồi ghép đạt từ 23 - 26,5 cm.

Tài liệu tham khảo

1. Hồ Hỷ, 2005. Cây Ươi bay. Bản tin Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế, số 7, tr, 26 - 27.

2. Lê Quốc Huy, Lê Thành Công, Vũ Quí Đông, 2012. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng cây bản địa đa mục đích Ươi (Scaphium macropodum), Cọc rào (Jatropha curcas). Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

3. Đoàn Đình Tam, 2018. Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật gây trồng cây Ươi (Scaphium macropodum) nhằm mục đích lấy quả (giai đoạn 2: 2013 - 2017). Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Tải xuống

Số lượt xem: 19
Tải xuống: 2

Đã Xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Tam, Đoàn Đình, Linh, N.T.M., Long, H. Đình và Hải, T.T. 2024. NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY ƯƠI ( Scaphium macropodum (Miq) ) BẰNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>