NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG THỦY TÙNG (Glyptostrobus pensilis (Staunton Ex D. Don) K. Koch) BẰNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP TRÊN RỄ THỞ TẠI ĐẮK LẮK, VIỆT NAM


Các tác giả

  • Giang Thị Thanh Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
  • Lưu Thế Trung Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
  • Phan Thanh Tuấn Ban quản lý Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Thông nước
  • Nguyễn Thị Mai Đào Ban quản lý Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Thông nước
  • Lê Văn Huy Ban quản lý Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Thông nước
  • Võ Nhất Trí Ban quản lý Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Thông nước
  • Nguyễn Tấn Phục Ban quản lý Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Thông nước
  • Trần Đức Trọng Ban quản lý Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Thông nước
  • Võ Thành Tám Ban quản lý Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Thông nước
  • Ngô Văn Cầm Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
  • Nguyễn Đức Kiên Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Nhân giống, Thủy tùng, ghép, rễ thở

Tóm tắt

Thủy tùng có tên khoa học là Glyptostrobus pensilis thuộc họ Hoàng đàn (Cupressaceae), nằm trong danh mục thực vật nguy cấp, quý hiếm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ và được xếp vào cấp rất nguy cấp (CR) trong sách Đỏ Quốc tế của IUCN. Là loài thực vật quý hiếm không những ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Mục tiêu chính của bài báo nhằm cung cấp một số thông tin về kỹ thuật ghép trên rễ thở cây mẹ từ đó gia tăng số lượng cá thể cây Thủy tùng ngay trong vùng phân bố của quần thể tự nhiên. Thí nghiệm được bố trí theo 1 nhân tố: phương pháp ghép và thực hiện trên 2 khu vực phân bố tự nhiên của loài. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phương pháp ghép mắt cho mẫu ghép sống ổn định sau 6 tháng và ghép áp cành là sau 4 tháng. Tỷ lệ sống ở phương pháp ghép mắt cao hơn ghép áp cành, và ở khu vực Ea Ral là cao hơn Trấp Ksơ, với tỷ lệ sống ở ghép mắt và ghép áp cành trên khu vực Ea Ral lần lượt là: 80,0%; và 47,5%; ghép mắt và ghép áp cành ở khu vực Trấp Ksơ lần lượt là 35,0%; và 30,0%. Tại khu vực Ea Ral, sinh trưởng của cây ghép ở phương pháp ghép áp cành (D = 6,1 mm, H = 33,58 cm) tốt hơn ghép mắt (D = 3,0 mm, H = 13,7 cm). Tại khu vực Trấp Ksơ, sinh trưởng của cây ghép thấp ở cả phương pháp ghép áp cành (D = 3,0 mm, H = 19,7 cm) và ghép mắt (D = 2,9 mm, H = 13,4 cm).

Tài liệu tham khảo

1. Bảo Huy, 2010. Dự án bảo tồn loài sinh cảnh Thuỷ tùng (Glyptostrobus pensilis) tại tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2015. Đại học Tây Nguyên và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk, Buôn Ma Thuột.

2. Bảo Huy, 2017. Tin học thống kê trong lâm nghiệp. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, TP. HCM, 282tr.

3. Chính phủ Việt Nam, 2019. Nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp của Thủ tướng Chính phủ, ngày 22 tháng 01 năm 2019. Ngày có hiệu lực : 10/03/2019.

4. IUCN RED LIST: https://www.iucnredlist.org/species/32312/177795446.

5. Ngô Văn Cầm, 2016. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng và loại hom đến khả năng ra rễ của hom Thủy tùng (Glyptostrobus pensilis). Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

6. Ngô Văn Cầm, 2017. Hoàn thiện kỹ thuật giâm hom Thủy tùng (Glyptostrobus pensilis K.Koch) và trồng thử nghiệm tại Tây Nguyên. Báo cáo đề tài. Trung tâm Lâm nghiệp nhiệt đới Gia Lai, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

7. Nguyễn Ngọc Lung, 1992. Điều tra phân bố, sinh thái, tái sinh loài Thông nước. Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới, Pleiku, Gia Lai.

8. Phan Ngưỡng Tinh, Hà Quán Võ, Đường Tự Pháp, Vương Trường Xuân, Trần Văn Thành, Trương Khắc Bình, Công Điều Chí, 2007. Kỹ thuật ghép cây ăn quả. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nguyên bản tiếng Trung Quốc (NXB Khoa học kỹ thuật Phúc Kiến - năm 1972) được GS.TS. Trần Văn Lài - Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Rau quả Trung ương và chị Vương Thục Linh cán bộ Vụ Hợp tác quốc tế biên dịch.

9. Trần Vinh, 2011. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và nhân giống làm cơ sở bảo tồn loài Thuỷ tùng (Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K.Koch) tại Việt Nam. Luận án Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

10. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007. Sách Đỏ Việt Nam, Phần II - Thực vật. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

Tải xuống

Số lượt xem: 12
Tải xuống: 3

Đã Xuất bản

15-08-2023

Cách trích dẫn

[1]
Thanh, G.T., Trung, L.T., Tuấn, P.T., Đào, N.T.M., Huy, L.V., Trí, V.N., Phục, N.T., Trọng, T. Đức, Tám, V.T., Cầm, N.V. và Kiên, N. Đức 2023. NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG THỦY TÙNG (Glyptostrobus pensilis (Staunton Ex D. Don) K. Koch) BẰNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP TRÊN RỄ THỞ TẠI ĐẮK LẮK, VIỆT NAM. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 8 2023), 10–17.

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 > >>