NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG THÔNG 5 LÁ (Pinus dalatensis) TẠI ĐÀ L ẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG


Các tác giả

  • Lê Cảnh Nam Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
  • Lê Hồng Én Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
  • Lê Thị Thúy Hòa Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
  • Nguyễn Bá Trung Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
  • Ngô Văn Cầm Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
  • Lê Văn Hương Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà
  • Lê Văn Sơn Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà

Từ khóa:

Hạt giống,, cây con,, Thông 5 lá, tỷ lệ nảy mầm

Tóm tắt

Thông 5 lá là loài đặc hữu theo nghĩa rộng của dãy Trường Sơn, có giá trị khoa học và là loài cây gỗ lớn nên có thể phát triển thành rừng trồng gỗ lớn tại Tây Nguyên. Trong nghiên cứu này, các kết quả nghiên cứu về đặc điểm quả, hạt giống, tỷ lệ nảy mầm, phương pháp cấy cây, ảnh hưởng của thành phần ruột bầu, che sáng được thiết lập. Kích thước quả đạt 11,1 cm chiều dài và 2,6 cm chiều rộng, kích thước hạt đạt 7,6 mm chiều dài, 3,9 mm chiều rộng và 2,2 mm về độ dày. Một kg hạt giống đạt 44.188 hạt, hàm lượng nước 8 - 10% với tỷ lệ hạt chắc 66,4%. Tỷ lệ nảy mầm đạt cao nhất là 95,3% tại phương pháp ủ hạt trong túi vải, hạt tại giai đoạn nứt nanh, xuất hiện chóp rễ phù hợp cho việc cấy vào túi bầu. Thành phần ruột bầu phù hợp là đất tầng A (0 - 30 cm) sau 12 tháng đạt chiều cao 14,5 cm và chế độ che sáng phù hợp là 25% sau 17 tháng đạt chiều cao 34,4 cm. Kết quả nghiên cứu tạo tiền đề cho các nghiên cứu về nhân giống, đồng thời xây dựng quy trình nhân giống phù hợp cho loài Thông 5 lá

Tài liệu tham khảo

1. Cục Thống kê Lâm Đồng, 2020. Niên giám thống kê Lâm Đồng năm 2019.

2. Nguyễn Tiến Hiệp, Phan Kế Lộc, Nguyễn Đức Tố Lưu, Philip Ian Thomas, Aljos Farjon, Leonid Averyanov và Jacinto Regalado, 2004. Thông Việt Nam: Nghiên cứu hiện trạng bảo tồn cây lá kim Việt Nam. NXB Lao động, Hà Nội.

3. Phan Kế Lộc, Nguyễn Tiến Hiệp, Leonid Averyanov, Nguyễn Sinh Khang và Phạm Văn Thế, 2011. Thông ở Trung Trường Sơn Việt Nam - Thành phần loài, sự phân bố và hiện trạng bảo tồn. Tạp chí Kinh tế Sinh thái, số 40, trang 9 - 17.

4. Nguyễn Đức Tố Lưu và Philip Ian Thomas, 2004. Cây lá kim Việt Nam. NXB Thế giới, Hà Nội.

5. Lê Cảnh Nam, 2020. Đặc điểm lâm học và sinh thái quần thể loài Thông 5 lá (Pinus dalatensis Ferré) ở Tây Nguyên. Luận án Tiến sỹ Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

6. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2004. Các loài cây lá kim ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Lê Xuân Phương, 2008. Giáo trình Vi sinh vật môi trường. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

8. Nguyễn Khoa Trưởng, Lê Bá Dũng, Phạm Nguyễn Đức Hoàng, Ngô Thùy Trâm và Phan Trung Trực, 2021. Thành phần loài nấm cộng sinh trên hệ rễ cây con Thông 5 lá (Pinus dalatensis Ferré) tại Giang Ly, Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà. Tạp chí Khoa học Đại học Tây Nguyên, số 47, trang 80 - 85.

9. Hidayat J. and Hansen C. P., 2002. Pinus merkusii Jungh. et de Vriese. Seed Leaflet, 60.

10. Newman E. I. and Reddell P., 1987. The distribution of mycorrhizas among families of vascular plants. New Phytol., 106, 745 - 751.

11. Schmidt L. H. and Nguyen D. T. L., 2004. Pinus kesiya Royle ex. Gordon. Seed Leaflet, 93.

12. Smith S. E. and Read D. J., 2008. Mycorrhizal symbiosis. Elsevier, Academic Press, Amsterdam.

13. The IUCN red list, 2022. Website: https://www.iucnredlist.org/species/32803/2823679.

Tải xuống

Số lượt xem: 20
Tải xuống: 3

Đã Xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Nam, L.C., Én, L.H., Hòa, L.T.T., Trung, N.B., Cầm, N.V., Hương, L.V. và Sơn, L.V. 2024. NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG THÔNG 5 LÁ (Pinus dalatensis) TẠI ĐÀ L ẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >> 

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.