MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LOÀI SÂU ĂN LÁ (ERICEIA SP.) HẠI KEO TAI TƢỢNG VÀ KEO LÁ TRÀM Ở VĨNH LINH, QUẢNG TRỊ


Các tác giả

  • Lê Văn Bình Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Phạm Quang Thu Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Đào Ngọc Quang Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Sâu ăn lá, Keo tai tượng, Keo lá tràm

Tóm tắt

Sâu ăn lá Keo tai tượng và Keo lá tràm 4 năm tuổi tại Vĩnh Tú, Vĩnh Linh, Quảng Trị được xác định tên khoa học là Ericeia sp. thuộc họ Noctuidae, bộ Lepidoptera. Đây là loài sâu biến thái hoàn toàn với 4 giai đoạn phát triển: Trưởng thành, trứng, sâu non và nhộng. Trưởng thành đực có màu xám đen, dài từ 20mm đến 23mm; trưởng thành cái màu xám nhạt dài từ 22mm đến 24mm. Râu đầu hình sợi chỉ, mắt kép màu đen xám. Sâu non có 6 tuổi; tuổi 1 màu xanh lá cây, tuổi 2 màu xanh phớt nâu, tuổi 3 màu nâu nhạt, phía đầu và lưng phớt xanh, tuổi 4 màu nâu nhạt, lưng phớt xanh, tuổi 5 đến tuổi 6 có màu nâu, mặt dưới bụng có vệt đen chạy dọc bụng. Thử nghiệm một số loại thuốc hóa học trong phòng thí nghiệm cho thấy có 2 loại thuốc Trebon 10EC với nồng độ 0,1% và Sherpa 25EC với nồng độ 0,25% có hiệu lực cao nhất, sau 8 giờ phun thuốc tỷ lệ sâu ăn lá chết 100%

Tài liệu tham khảo

1. Lê Văn Bình và Đào Ngọc Quang (2011). Kết quả điều tra thành phần loài sâu ăn lá keo, đặc điểm sinh học của loài sâu hại chính tại Quảng Trị. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ Lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2010. NXB Nông nghiệp Hà Nội.

2. Sajap, A. S., Wahab, Y. A. and Murshidi, A. (1997). Biology of Spirama retorta (Lepidoptera: Noctuidae), a new pest of Acacia mangium in Peninsular Malaysia, Journal of Tropical forest Science 10: 167-175.

3. Bernard Dell, Daping Xu and Pham Quang Thu (2012). Managing threats to the health of tree plantation in Asia. New perspectives in plant protection.

4. http://ecat-dev.gbif.org/usage/102515801.

Tải xuống

Số lượt xem: 8
Tải xuống: 0

Đã Xuất bản

23-02-2024

Cách trích dẫn

[1]
Bình, L.V., Thu , P.Q. và Quang, Đào N. 2024. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LOÀI SÂU ĂN LÁ (ERICEIA SP.) HẠI KEO TAI TƢỢNG VÀ KEO LÁ TRÀM Ở VĨNH LINH, QUẢNG TRỊ. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 > >> 

Các bài báo tương tự

1 2 > >> 

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.