ĐA DẠNG THỰC VẬT TẠI CÁC KHU RỪNG ĐẶC DỤNG TỈNH QUẢNG NAM


Các tác giả

  • Phạm Thị Kim Thoa Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng

Từ khóa:

Bảo tồn đa dạng sinh học, cơ sở dữ liệu, đa dạng thành phần loài thực vật, quản lý hệ sinh thái bền vững

Tóm tắt

Tỉnh Quảng Nam là nơi giao thoa của hệ động thực vật phía Bắc và phía Nam nên có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) đặc thù và có tầm quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh. Tuy nhiên, các vấn đề xã hội đặt ra hiện nay về môi trường, kinh tế và xã hội đang gây nhiều áp lực lên hệ sinh thái tự nhiên. Để sử dụng hợp lý tài nguyên ĐDSH theo hướng bền vững phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường của tỉnh, một trong những bước đầu cấp thiết là xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) về ĐDSH nói chung và ĐDSH hệ thực vật nói riêng. Nghiên cứu này đã thực hiện phân tích, đánh giá dữ liệu đa dạng hệ thực vật tại các Khu rừng đặc dụng tỉnh Quảng Nam được ghi nhận trong gần 30 công trình nghiên cứu và tài liệu trong và ngoài nước, đồng thời kết hợp điều tra bổ sung tại thực địa. Kết quả phân tích dữ liệu đã chỉ ra có 1.925 loài thực vật bậc cao thuộc 204 họ, 82 bộ, 9 lớp nằm trong 6 nhóm ngành thực vật (ngành Cỏ tháp bút, ngành Dương xỉ, ngành Ngọc lan, ngành Quyết lá thông, ngành Thông đất và ngành Thông). Kết quả qua 6 đợt điều tra trên 59 tuyến và 54 ô tiêu chuẩn (OTC) (1.000 m2) tại Vườn Quốc gia Sông Thanh (VQG), Khu hệ thực vật rừng Tây Giang, Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Sao La (KBTL&SC), Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voi (KBTL&SC), Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm (KDTSQ) và Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Ngọc Linh đã bổ sung được 827 loài (trong đó hai loài mới cho khoa học: Leptomischus multiflorusRaphiocarpus taygiangensis) thuộc 155 họ, trong 5 ngành thực vật: Quyết lá thông, Thông đất, Dương xỉ, Hạt trần và Hạt kín. Nghiên cứu còn chỉ ra đặc điểm đa dạng dạng sống, giá trị sử dụng và tình trạng bảo tồn của hệ thực vật tự nhiên tại các khu bảo tồn thiên nhiên tỉnh Quảng Nam.

Tài liệu tham khảo

Ban quản lý dự án (PPMU) tỉnh Quảng Nam, 2020, “Dự án thành lập Khu dự trữ thiên nhiên Ngọc Linh Tỉnh Quảng Nam”.

Ban quản lý khu bảo tồn loài Sao La, tỉnh Quảng Nam, 2021. Phương án quản lý rừng bền vững khu bảo tồn Sao La, tỉnh Quảng Nam.

Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007. Sách đỏ Việt Nam, phần II - Thực vật, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

Chính phủ Việt Nam, 2021. Nghị định số 84/2021/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Cổng thông tin điện tử huyện Nam Trà My.

<http://traleng.namtramy.quangnam.gov.vn/Default.aspx?tabid=756&Group=27&NID=953&sam-ngoc-linh-tren-dat-quang-nam>.

Cuong Huu Nguyen, Khoa Van Phung, Khang Sinh Nguyen, Leonid V. Averyanov, Vuong Ba Truong, Chu Van Tran, Hai Xuan Cao, Quan Ngoc Chu, Hau Bich Thi Vu, Thoa Kim Thi Pham, 2023. Raphiocarpus taygiangensis (Gesneriaceae), a new species from central Vietnam. PhytoKeys 218: 19-27 (2023). Doi: 10.3897/phytokeys.218.96511.

Hội thảo Khởi động Dự án “Dự trữ carbon và Bảo tồn đa dạng sinh học rừng” - CarBi giai đoạn 2 tại tỉnh Thừa Thiên - Huế.

http://www.kiemlamthuathienhue.org.vn/tin-hoat-dong/hoi-thao-khoi-dong-du-an-du-tru-carbon-va-bao-ton-da-dang-sinh-hoc-rung-carbi-giai-doan-2-tai-tinh-thua-thien-hue_236.html.

https://baotainguyenmoitruong.vn/quang-nam-khai-thac-the-manh-tu-rung-giup-nguoi-dan-thoat-ngheo-360013.html.

Lê Trần Chấn, 2002, “Đa dạng thành phần loài thực vật trên cạn ở Cù Lao Chàm”.

Maxim S. Nuraliev, Khang Sinh Nguyen, Thoa Kim Thi Pham, Cuong Huu Nguyen, Bui Hong Quang, Dmitry F. Lyskov, Andrey N. Kuznetsov, Svetlana P. Kuznetsova & Lei Wu, 2022. Leptomischus multiflorus (Argostemmateae: Rubiaceae), a new species from southern Vietnam. Phytotaxa 574 (1): 083-090. https://doi.org/10.11646/phytotaxa.574.1.5.

Nguyễn Văn An, 2020 “Đa dạng thực vật ở khu bảo tồn Sông Thanh, tỉnh Quảng Nam”.

Nguyễn Văn Long, 2017. Điều tra và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng bền đối với tài nguyên đa dạng sinh học ở khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An.

Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997. Các phương pháp nghiên cứu đa dạng sinh vật. NXB Nông nghiệp.

Quảng Nam: Kết nối hành lang bảo tồn đa dạng sinh học.

<https://moitruongdulich.vn/index.php/item/13349> ngày14/11/2018.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2019, “Phương án quản lý rừng bền vững khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voi tỉnh Quảng Nam”.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam, 2020. Phương án chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh thành Vườn quốc gia tỉnh Quảng Nam.

Tạp chí điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2021.

https://tainguyenvamoitruong.vn/viet-nam-la-mot-trong-16-quoc-gia-da-dang-sinh-hoc-cao-nhat-the-gioi-cid1548.html. ngày 02/11/2021.

The IUCN species survival Commission, 2015. Red List of Threatened species.

Trần Ngọc Toàn, 2018. Đặc điểm đa dạng thành phần loài thực vật bậc cao trên cạn tại đảo hòn lao thuộc khu dự trữ sinh quyển thế giới cù lao chàm, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Viện Sinh thái học miền Nam, 2017. “Xây dựng bộ dữ liệu đa dạng sinh học huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam làm cơ sở quy hoạch thành lập KBTTN Tây Giang, tỉnh Quảng Nam”.

Tải xuống

Số lượt xem: 39
Tải xuống: 1

Đã Xuất bản

01-06-2024

Cách trích dẫn

[1]
Thoa, P.T.K. 2024. ĐA DẠNG THỰC VẬT TẠI CÁC KHU RỪNG ĐẶC DỤNG TỈNH QUẢNG NAM. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 6 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết