ĐA DẠNG THỰC VẬT THÂN GỖ TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THỰC VẬT RỪNG TẠI KHU BẢO TỒN BIỂN CÙ LAO CHÀM - THÀNH PHỐ HỘI AN


Các tác giả

  • Phạm Thị Kim Thoa Đại học Đà Nẵng

Từ khóa:

Rừng, Cù Lao Chàm, thực vật thân gỗ tự nhiên, lâm sản ngoài gỗ, khai thác

Tóm tắt

Nghiên cứu tập trung đặc điểm đa dạng thực vật thân gỗ tự nhiên và hiện trạng khai thác tài nguyên rừng Cù Lao Chàm. Trên khu vực nghiên cứu tiến hành điều tra, khảo sát 10 ô tiêu chuẩn, chúng tôi xác định được 43 loài thực vật thân gỗ tự nhiên thuộc 26 họ. Dạng phân bố không gian của loài trong quần xã thực vật phần lớn đều có giá trị A/F >0,05 và có dạng phân bố lan truyền Contagious. Chỉ số quan trọng (IVI) cho thấy được trật tự ưu thế trong quần thể thực vật nghiên cứu, trong đó Cánh kiến ( Mallotus philippensis (Lam.) Müll.Arg.)) là loài ưu thế cao nhất với giá trị IVI là 54,958; tiếp theo là Sơn
đồng (Vernicia cordata (Thunb.) A. Shaw) (33,436) và Cốp Harman (Kopsia harmandiana Pierre ex Pit.) (24,616). Số lượng loài biến động trên các ô đo đếm từ 8 đến 24 loài, trung bình là khoảng 15,8 loài. Chỉ số Simpson (Cd) thay đổi từ 0,074 đến 0,37, chỉ số đa dạng loài Shannon (H) biến động từ 1,802 đến 3,834 trung bình là 2,681 cho thấy mức độ đa dạng sinh học của các quần xã sinh học đang có chiều hướng giảm xuống. Các sản phẩm khai thác từ nguồn tài nguyên thực vật rừng Cù Lao Chàm chủ yếu là cây thuốc, lá uống chiếm 52,17%, các loại rau rừng làm thực phẩm chiếm 34,78%.

Tài liệu tham khảo

1. Lê Ngọc Anh , 2010. Sử dụng và quản lí lâm sản ngoài gỗ, Khoa môi trường và tài nguyên, Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.

2. Nguyễn Quốc Hiệu, 2007. “Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong đánh giá biến động hiện trạng rừng tại xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai”, Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

3. Triệu Văn Hiến, 1992. Bài giảng Bản đồ học, Đại học Mỏ địa chất, Hà Nội.

4. Lê Văn Hoàng, 2011. Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các loài sinh vật đặc trưng của đảo Cù Lao Chàm và đề xuất các biện pháp bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu, cải thiện sinh kế cho cộng đồng. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Quảng Nam, Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm.

5. Phạm Thị Kim Thoa , 2012. Nghiên cứu, phân tích chỉ số đa dạng sinh học thảm thực vật thân gỗ - áp dụng cho khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, TP Đà Nẵng. Đại Học Đà Nẵng.

6. Chu Mạnh Trinh, 2011. Báo cáo thảo luận cộng đồng về quy hoạch phân vùng và xây dựng quy chế quản lý khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, Hội An, Quảng Nam.

Odum, P.E., 1971. Fundamentals of ecology. Saunders Philadelphia, Pennsylavania.

8. Pandey, P.K., Sharma, S.C. and Banerjee, S.K., 2002. Biodiversity studies in a moist temperate Western Himalayan forest. Indian Journal of Tropical Biodiversity. 10: 19-27

9. Shannon, C. E. And W. Wiener, 1963. The mathematical theory of communities, Illinoi: Urbana University, Illinois Press.

10. Simpson, E. H., 1949. Measurment of diversity, London: Nature

11. Verma, R.K., 2000. Analysis of species diversity and soil quality under Tectona grandis L.f. and Acacia catechu(L.f.) Wild plantations raised on degraded bhata land. Indian Journal of Ecology. 27(2): 97 -108

Tải xuống

Số lượt xem: 14
Tải xuống: 3

Đã Xuất bản

23-02-2024

Cách trích dẫn

[1]
Thoa, P.T.K. 2024. ĐA DẠNG THỰC VẬT THÂN GỖ TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THỰC VẬT RỪNG TẠI KHU BẢO TỒN BIỂN CÙ LAO CHÀM - THÀNH PHỐ HỘI AN. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết