NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HẠT GIỐNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THÀNH PHẦN RUỘT BẦU, CHẾ ĐỘ CHE SÁNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA RAU NGÓT RỪNG (Melientha suavis Pierre) TẠI HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG


Các tác giả

  • Phan Thị Luyến Trung tâm Nghiên cứu & Chuyển giao Kỹ thuật Lâm sinh

Từ khóa:

Rau ngót rừng, sinh lý hạt giống, thành phần ruột bầu, chế độ che sáng

Tóm tắt

Rau ngót rừng thuộc họ Sơn cam, là loại cây bản địa có giá trị kinh tế cao, lá và hoa được sử dụng làm thức ăn. Ngoài ra, lá và rễ cây còn có công dụng làm thuốc. Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý hạt giống như sau: Kích thước hạt: đường kính 13,3 - 16,1 mm, chiều dài 26,0 - 30,1 mm; 1 kg hạt: 197 hạt đến 208 hạt; độ thuần của hạt giống: 91,5%; tỷ lệ nảy mầm: 87,3%; thế nảy mầm: 39,7%; hàm lượng nước trong hạt: 37,7%; thời gian hạt bắt đầu nảy mầm: 22 ngày sau khi gieo; thời gian hạt kết thúc nảy mầm: 35 ngày sau khi gieo. Thành phần ruột bầu tốt nhất cho nhân giống cây con Rau ngót rừng từ hạt: 95% đất mặt + 5% phân hữu cơ vi sinh. Công thức che sáng 50% là công thức phù hợp cho cây con sinh trưởng trong giai đoạn vườn ươm ở tất cả các chỉ tiêu đo đếm.

Tài liệu tham khảo

Võ Văn Chi, 2004. Từ điển thực vật thông dụng. NXB Khoa học và kỹ thuật.

Đỗ Tất Lợi, 2004. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y học.

Phạm Quang Thắng, 2009. Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng và phát triển Rau bò khai, Rau sắng tại Sơn La. Báo cáo tổng kết đề tài. Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.

Vũ Văn Trung, 2013. Nghiên cứu phát triển cây rau Sắng (Melientha suavis) tại Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Báo cáo đề tài Thạc sỹ. Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.

Trường Đại học Tây Bắc, 2010. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống, gây trồng Rau sắng (Melientha suavis) tại khu vực Tây Bắc. Báo cáo tổng kết đề tài.

Tải xuống

Số lượt xem: 4
Tải xuống: 2

Đã Xuất bản

01-06-2024

Cách trích dẫn

[1]
Luyến, P.T. 2024. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HẠT GIỐNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THÀNH PHẦN RUỘT BẦU, CHẾ ĐỘ CHE SÁNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA RAU NGÓT RỪNG (Melientha suavis Pierre) TẠI HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 6 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả