NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VẬT HẬU, SINH LÝ VÀ BẢO QUẢN HẠT GIỐNG QUẾ TRÀ MY TẠI TỈNH QUẢNG NAM


Các tác giả

  • Bùi Kiều Hưng Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao kỹ thuật Lâm sinh
  • Lê Văn Quang Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao kỹ thuật Lâm sinh
  • Phan Thị Luyến Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao kỹ thuật Lâm sinh
  • Tạ Nhật Vượng Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao kỹ thuật Lâm sinh
  • Diệp Xuân Tuấn Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao kỹ thuật Lâm sinh
  • Phạm Đôn Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao kỹ thuật Lâm sinh
  • Võ Thị Thảo Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ

Từ khóa:

Đặc điểm vật hậu, sinh lý hạt giống, bảo quản hạt giống, Quế trà my,, tỉnh Quảng Nam

Tóm tắt

Sinh trưởng và phát triển của Quế trà my đầy đủ các pha trong một năm. Hiện tượng rụng nhiều lá già diễn ra vào tháng 1 - 2 sau mùa thu hoạch quả, cây bắt đầu ra chồi mới vào tháng 3 - 4 và ra lá non vào tháng 4 - 5, giai đoạn từ tháng 4 - 6 cây ra hoa và hình thành quả non. Các tháng tiếp theo từ tháng 7 - 10 là quá trình phát triển và nuôi dưỡng quả, đến tháng 11 - 12 là giai đoạn quả chín, quả già và cũng là thời gian có thể thu hái hạt quế. Hàng năm các hiện tượng vật hậu học của cây Quế trà my có thể diễn ra sớm hoặc muộn hơn từ 10 - 15 ngày tùy thuộc vào đặc điểm thời tiết từng năm. Quả Quế trà my có đường kính trung bình 8,7 mm, chiều dài 10,6 mm. Hạt Quế trà my có đường kính trung bình 6,5 mm và chiều dài 8,8 mm. Khối lượng 1.000 quả là 710 g, 1 kg quả có trung bình 1.408 quả. Độ thuần hạt giống Quế trà my là 94,6%, khối lượng 1.000 hạt là 364 g; 1 kg hạt có trung bình 2.748 hạt. Độ ẩm của hạt Quế trà my trung bình đạt 40,51%. Tỷ lệ nảy mầm của hạt Quế trà my trung bình là 85,3%, thế nảy mầm 45,3%. Bảo quản hạt giống Quế trà my ở 0 o C với thời gian bảo quản tối đa 6 tháng, sau 3 tháng bảo quản tỷ lệ nảy mầm còn 68,6%, sau 6 tháng còn 29,3%

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2000. 04 TCN 23, 2000. Quy phạm kỹ thuật trồng Quế (Cinamomum Cassia BL).

2. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2001. Tiêu chuẩn ngành 04 - TCN-33 - 2001 “Hạt giống cây trồng lâm nghiệp -Phương pháp kiểm nghiệm”.

3. Bùi Kiều Hưng, 2022. Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen Quế trà my của tỉnh Quảng Nam. Báo cáo tổng kết đề tài quỹ gen cấp Nhà nước, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

4. Cục Sở hữu trí tuệ, 2011. Quyết định số 2293/QĐ-SHTT ký ngày 13/10/2011 về việc Cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00029 cho sản phẩm Quế trà my.

5. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, Quyết định số 1696/QĐ-UBND ký ngày 16/5/2017 về Phê duyệt quy hoạch phát triển cây Quế trà my trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 203

Tải xuống

Số lượt xem: 7
Tải xuống: 2

Đã Xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Hưng, B.K., Quang, L.V., Luyến, P.T., Vượng, T.N., Tuấn, D.X., Đôn, P. và Thảo, V.T. 2024. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VẬT HẬU, SINH LÝ VÀ BẢO QUẢN HẠT GIỐNG QUẾ TRÀ MY TẠI TỈNH QUẢNG NAM. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 5 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>