NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA LOÀI NGHIẾN GÂN BA TẠI T ỈNH THÁI NGUYÊN


Các tác giả

  • Dương Văn Thảo Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên
  • Vũ Văn Thông Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên

Từ khóa:

Bảo tồn, lâm học,, Nghiến gân ba, tái sinh, tổ thành

Tóm tắt

Nghiến gân ba (Excentrodendron tonkinensis) đã từng bị khai thác tận diệt
nên chỉ còn một số cá thể trong vườn hộ gia đình và rải rác trong rừng tự
nhiên. Nghiên cứu này nhằm xác định đặc điểm phân bố và đặc điểm lâm
học của cây Nghiến gân ba tại Thái Nguyên làm cơ sở cho việc bảo tồn và
phát triển nguồn gen. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cây Nghiến gân ba còn
rất ít ở Thái Nguyên, tập trung ở huyện Võ Nhai. Tổ thành tầng cây gỗ nơi
có loài Nghiến gân ba phân bố tự nhiên gồm có các loài cây như Chay bắc
bộ, Dướng, Móc bắc sơn, Mạy tèo, Dẻ gai, Kháo lá to, Mạy puôn, Đẹn 3 lá,
Thích năm thùy, Han voi, Sồi gai, Thôi ba lông. Tổ thành tầng cây tái sinh
trong khu vực có cây Nghiến gân ba phân bố tự nhiên có các loài như:
Dướng, Thích năm thùy, Dẻ gai, Táu muối, Lòng mang cụt, Kháo lá nhỏ,
Nhãn rừng, Mạy puôn, Sồi gai, Muồng, Hương viên núi, Dâu da xoan. Độ
tàn che trung bình trong các ô tiêu chuẩn có Nghiến gân ba phân bố khoảng
0,56. Cây tái sinh đều có nguồn gốc từ hạt với mật độ cây tái sinh triển
vọng trung bình đạt 420 cây/ha.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007. Sách Đỏ Việt Nam. Phần II - Thực vật, NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, trang 272.

2. Chính phủ, 2021. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

3. Chính phủ, 2019. Nghị định số 06/2019/NĐ-CP, ngày 22/01/2019 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

4. Khuất Thị Hải Ninh, Vũ Văn Thông, 2023. Kết quả nhân giống Nghiến gân ba (Excentrodendron tonkinensis) bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Báo cáo chuyên đề đề tài quỹ gen cấp tỉnh 2019 - 2023.

5. Ngô Văn Nhương, 2014. Một số đặc điểm lâm học của cây Mun (Diospyros mun A.Chev. ex Lacomte) ở Vườn Quốc gia Cúc Phương. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp. 2: 3302 - 3307.

6. Nguyễn Toàn Thắng, Trần Lâm Đồng, Trần Văn Đô, Nguyễn Bá Văn, 2013. Kết quả nghiên cứu về đặc điểm lâm học rừng Dẻ anh (Castanopsis piriformis) tại Lâm Đồng. Kết quả nghiên cứu nổi bật trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn những năm đầu thế kỷ 21. Tập 2: 279 - 291.

7. Vũ Văn Thông, La Quang Độ, 2021. Nghiên cứu vật hậu học loài cây Nghiến gân ba (Excentrodendron tonkinensis) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”. Báo cáo chuyên đề đề tài quỹ gen cấp tỉnh 201 9 - 2023.

8. Vũ Văn Thông, Dương Văn Thảo, 2022. Kết quả nghiên cứu nhân giống Nghiến gân ba (Excentrodendron tonkinensis) bằng phương pháp giâm hom và gieo hạt. Báo cáo chuyên đề đề tài quỹ gen cấp tỉnh 2019 - 2023.

9. UBND tỉnh Thái Nguyên, 2013. Quyết định số 2150/QĐ-UBND ngày 18/10/2013, phê duyệt Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp tỉnh giai đoạn 2014 - 2020.

Tải xuống

Số lượt xem: 9
Tải xuống: 1

Đã Xuất bản

22-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Thảo, D.V. và Thông, V.V. 2024. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA LOÀI NGHIẾN GÂN BA TẠI T ỈNH THÁI NGUYÊN. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết