NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG CÂY BÌNH VÔI NHỊ NGẮN TẠI T ỈNH THÁI NGUYÊN


Các tác giả

  • Dương Văn Thảo Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên

Từ khóa:

Bình vôi nhị ngắn,, cây giống,, nhân giống

Tóm tắt

Bình vôi nhị ngắn (Stephania brachyandra Diels) là một loài cây thuốc
quý, được sử dụng phổ biến làm nguyên liệu dược ở Việt Nam và các nước
châu Á. Tuy nhiên, loài cây này đã bị khai thác tận diệt và có nguy cơ tuyệt
chủng nên rất cần được nghiên cứu nhân giống loài cây dược liệu quý hiếm
này. Nghiên cứu nhằm xác định kỹ thuật xử lý hạt giống, giá thể gieo ươm
và chế độ che sáng trong quá trình gieo ươm cây Bình vôi. Kết quả cho
thấy xử lý hạt Bình vôi nhị ngắn bằng cách ngâm trong nước lã (20
o
C)
trong 6 giờ đạt hiệu quả cao nhất, tỷ lệ nảy mầm đạt 85,6%. Giá thể gieo
ươm gồm 99% đất + 1% NPK cho tỷ lệ cây sống cao nhất (92,9%), khả
năng sinh trưởng đường kính gốc và chiều cao tốt nhất, tương ứng đạt 1,47
mm và 12,33 cm. Chế độ che sáng 50% đã giúp cây sinh trưởng tốt nhất
(Hvn = 12,19 cm) và tỷ lệ cây sống cao nhất (90,3%). Kết quả nghiên cứu
này sẽ là cơ sở để xây dựng hướng dẫn kỹ thuật nhân giống cây Bình vôi
bằng phương pháp gieo hạt phục vụ công tác bảo tồn và phát triển nguồn
gen loài cây này

Tài liệu tham khảo

1. Ngô Văn Cầm, Phạm Tiến Bằng, Lê Việt Dũng, Nguyễn Trí Bảo, Trần Thị Đăng Mỹ, Lê Thị Thu Hồng và Nguyễn Hồng Hải, 2020. Đặc điểm sinh lý, phương pháp bảo quản và xử lý hạt giống cây Mật nhân (Eurycoma longgiforlia Jack). Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, 5: 31 - 38.

2. Nguyễn Kiên Cường, Đỗ Thị Ngọc Hà, Phùng Văn Tỉnh, Võ Đại Hải, và Nguyễn Minh Thanh, 2021. Nghiên cứu đặc điểm sinh lý hạt giống và kỹ thuận nhân giống cây Sấu tía (Sandoricum indicum Cav.) từ hạt. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, 3: 46 - 52.

3. Nguyễn Hợi, Lê Thái Hùng và Hồ Đăng Nguyên, 2022. Đánh giá phẩm chất hạt giống và khả năng nhân giống hữu tính loài Táu duyên hải (Vatica mangachapoi blanco subsp. obtosifolia (elmer) p.s. ashton) tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học và Công nghệ nông nghiệp, 2: 3075 - 3083.

4. Đỗ Tất Lợi, 2005. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học Hà Nội, tr. 241 - 242, 512 - 514, 779 - 782.

5. Hồng Bích Ngọc, Phạm Cường, Trần Thị Thúy Hằng, Đinh Thị Hương Duyên và Nguyễn Lan Hương, 2019. Nghiên cứu kỹ thuật gieo ươm loài Xoay (Dialium cochinchinensis Pierre) từ hạt ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 1: 126 - 136.

6. Nông Phương Nhung, Phạm Quang Thu, Bernard Dell và Nguyễn Minh Chí, 2019. Nghiên cứu hiện trạng gây trồng cây Sưa tại phía Bắc Việt Nam. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, 2: 64 - 77.

7. Nguyễn Huy Sơn và Phan Văn Thắng, 2012. Ảnh hưởng của ánh sáng và phân bón thúc đến sinh trưởng của cây con Giổi xanh trong giai đoạn vườn ươm. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 15: 91 - 96.

8. Dương Văn Thảo và Vũ Văn Thông, 2022. Kết quả nhân giống cây Đinh mật tại tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 21: 29 - 36.

9. Nguyễn Viết Thân, 2003. Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi, Nxb Khoa học và kỹ thuật, 57 - 59.

10. Đào Bá Tuyên, 2014. Nhân giống cây Bình vôi tím (Stephanla rotunada Luour) bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

11. Nguyễn Thị Yến, Đặng Văn Hà và Bùi Thế Đồi, 2020. Nghiên cứu khả năng nhân giống bằng hạt và sinhtrưởng của cây Ban (Bauhinia variegata L.) ở giai đoạn vườn ươm. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâmnghiệp, 2: 21 - 27.

Tải xuống

Số lượt xem: 3
Tải xuống: 5

Đã Xuất bản

22-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Thảo, D.V. 2024. NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG CÂY BÌNH VÔI NHỊ NGẮN TẠI T ỈNH THÁI NGUYÊN. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết