NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY BÁCH VÀNG (Xanthocyparis vietnamensis Farjon & N.T.Hiep) PHỤC VỤ CÔNG TÁC BẢO TỒN


Các tác giả

  • Bùi Trọng Thủy Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ
  • Đặng Thị Tuyết Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ
  • Nguyễn Công Phương Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ
  • Trương Ngọc Long Ban Quản lý rừng đặc dụng Phia Oắc - Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
  • Vũ Quý Đông Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng

Từ khóa:

Bách vàng,, nhân giống vô tính

Tóm tắt

Hiện nay, nguồn hạt giống cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis
Farjon & N.T.Hiep) thu thập được rất ít, đồng thời khả năng gieo ươm
thành công hạn chế. Do đó, kết quả nghiên cứu nhân giống vô tính cây
Bách vàng để phục vụ trồng rừng là bước tiến lớn trong công tác bảo tồn ở
Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hom Bách vàng có khả năng ra rễ
khá tốt. Chất điều hòa sinh trưởng IBA (Indole - 3 - Butiric Acid) và NAA
ở nồng độ 1.500 ppm là phù hợp nhất cho giâm hom Bách vàng (tỷ lệ ra rễ
đạt từ 82,41 - 94,44%), bộ rễ khỏe. Loại hom có ảnh hưởng rất lớn đến khả
năng ra rễ cũng như chất lượng bộ rễ của cây hom. Hom lá hình mũi mác
trên cây mẹ chưa trưởng thành cho tỷ lệ ra rễ cao nhất 94,44%; hom lá hình
dải non không phù hợp để lấy cành hom; hom lá hình vảy là hom lá già nên
ra rễ rất chậm, tỷ lệ ra rễ thấp (cao nhất là 34,26%). Mặt khác, mùa vụ có
ảnh hưởng lớn đến khả năng ra rễ của Bách vàng, vụ Xuân và vụ Hè cho tỷ
lệ ra rễ thấp hơn vụ Thu và vụ Đông.

Tài liệu tham khảo

1. Trần Quang Diệu, La Quang Độ, Đặng Kim Vui, 2013. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh của loài Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Farjon &N.T.Hiep) tại xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ 104 (04), tr. 35 - 40.

2. Nguyễn Tiến Hiệp, Tô Văn Thảo, Nguyễn Sinh Khang, Phạm Văn Thế, Nguyễn Thị Thanh Hương, Lệnh Xuân Chung, Nguyễn Trường Sơn, 2007. Tính đa dạng của Hệ thực vật Việt Nam 27. Các quần thể Xanthocyparis

vietnamensis Bách vàng việt mới được phát hiện tại tỉnh Hà Giang. Di truyền học & Ứng dụng 2: 26 - 30.

3. Nguyễn Tiến Hiệp, Nguyễn Sinh Khang, Tô Văn Thảo, Phạm Văn Thế, Nguyễn Thị Thanh Hương, Bàng Tiến Sỹ, Nguyễn Trường Sơn, Lệnh Xuân Chung, Phan Kế Lộc, 2007. Kết quả bước đầu về nhân giống và trồng thử

nghiệm mô hình bảo tồn chuyển chỗ (ex situ) loài Bách vàng việt - Xanthocyparis vietnamensis tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Những vấn đề nghiên cứ u cơ bản trong khoa học sự sống. NXB Khoa học và Kỹ thuật, trang 283 - 287.

4. IUCN, 2013. IUCN Red List of Threatened Species. ver. 2013.1. Available at: http://www.iucnredlist.org. (Accessed: 12 June 2013)

5. Phan Kế Lộc, Nguyễn Tiến Hiệp & Averyanov L., 1999b. Núi đá vôi Cao Bằng có gì mới về mặt thực vật. Bảo vệ và phát triển bền vững rừng và đa dạng sinh học trên vùng núi đá vôi của Việt Nam. Viện Điều tra Quy

hoạch rừng, tr. 32 - 41.

6. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2006. Báo cáo đề tài Bảo tồn nguồn gen giai đoạn 2.000 - 2005. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. 120 trang.

7. Tô Văn Thảo, 2003. Nghiên cứu về phân bố, sinh thái, sinh học và tình trạng bảo tồn tự nhiên (In-situ) của loài Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Farjon & Hiep) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Luận văn thạc sỹ. Đại học Lâm nghiệp. 77 trang.

Tải xuống

Số lượt xem: 9
Tải xuống: 0

Đã Xuất bản

22-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Thủy, B.T., Tuyết, Đặng T., Phương, N.C., Long, T.N. và Đông, V.Q. 2024. NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY BÁCH VÀNG (Xanthocyparis vietnamensis Farjon & N.T.Hiep) PHỤC VỤ CÔNG TÁC BẢO TỒN . TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>