ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC SINH HỌC VÀ HÓA HỌC ỨC CHẾ NẤM Fusarium solani GÂY BỆNH THỐI MĂNG TRE BÁT Đ Ộ


Các tác giả

  • Trần Xuân Hưng Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Thị Minh Hằng Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

: Bệnh thối măng, Dendrocalamus latiflorus, Trichoderma viride,, Difenoconazole và Mancozeb

Tóm tắt

Tre Bát độ (Dendrocalamus latiflorus) là loài cây đang được gây trồng phổ biến tại nhiều địa phương, mang lại giá trị kinh tế cao từ khai thác măng và lá. Tuy nhiên, bệnh thối măng do nấm Fusarium solani gây ra trên các diện tích trồng tre Bát độ với tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh từ 25,4 - 32,5% đã làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng măng. Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu lực ức chế nấm F. solani gây ra bệnh thối măng tre Bát độ của các hoạt chất sinh học và hóa học ở phòng thí nghiệm và rừng trồng. Kết quả thử nghiệm trong phòng thí nghiệm đã xác định hai hoạt chất sinh học là Cytosinpeptidemycyn và Trichoderma viride có hiệu lực ức chế mạnh với đường kính vòng ức chế 12,2 - 13,9 mm. Hai hoạt chất hóa học Difenoconazole và Mancozeb có hiệu lực ức chế rất mạnh với đường kính vòng ức chế 20,2 - 23,7 mm. Tuy nhiên chỉ có T. viride và hai hoạt chất hóa học có hiệu quả phòng trừ cao khi thử nghiệm ngoài hiện trường. Cần tiếp tục nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp để quản lý bệnh thối măng hiệu quả và bền vững

Tài liệu tham khảo

1. Abedi-Tizaki, M., Zafari, D., & Sadeghi, J., 2016. First report of Fusarium solani causing stem rot of Dracaena in Iran. Journal of Plant Protection Research. 56(1), 100 - 103.

2. Basak, A. C., & Basak, S. R., 2011. Biological control of Fusarium solani sp. dalbergiae, the wilt pathogen of Dalbergia sissoo, by Trichoderma viride and T. harzianum. Journal of Tropical Forest Science, 23(4), 460 - 466.

3. Cục Sở hữu trí tuệ, 2020. Quyết định số 4918/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00099 cho măng tre Bát Độ Yên Bái.

4. Harsh, N. S. K., Singh, Y. P., Gupta, H. K., Mushra, B. M., McLaughlin, D. J., & Dentinger, B., 2005. A new culm rot disease of bamboo in India and its management. Journal of Bamboo and Rattan, 4(4), 387 - 398.

5. Trần Xuân Hưng, 2020. Bước đầu xác định nguyên nhân gây bệnh thối măng tre Bát độ tại tỉnh Yên Bái. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp. Số 6, trang 118 - 125.

6. Kumar, N., Dubey, S. C., Kumar, P., & Khurana, S. P., 2019. Fusarium solani causing stem rot and wilt of lucky Bamboo (Dracaena sanderiana) in India-first record. Indian Phytopathology, 72(2), 367 - 371.

7. Mohanan, C. 1997. Diseases of bamboos in Asia: An illustrated manual. New Delhi, INBAR. 228p.

8. Sheikh, M.I; Ismail, C.M., Zakaullah, C., 1978. A note on the cause of mortality of bamboo around Sargodha. Pakistan Journal of Forestry, (28). 127 - 128.

9. Nguyễn Văn Thành, Lê Văn Bình, Đào Ngọc Quang, Trần Xuân Hưng, Trần Viết Thắng, Trang A Tổng, 2020. Thành phần loài, đặc điểm gây hại và tập tính một số sâu hại tre Bát độ tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp. Số 5, trang 30 - 35.

10. Phạm Quang Thu, Đặng Thanh Tân, 2011. Bệnh sọc tím luồng và biện pháp phòng trừ. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2010. 352 - 363.

11. UBND tỉnh Yên Bái, 2016. Quyết định phê duyệt đề án phát triển măng tre Bát độ tỉnh Yên Bái , giai đoạn 2016 - 2020

Tải xuống

Số lượt xem: 37
Tải xuống: 2

Đã Xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Hưng, T.X. và Hằng, N.T.M. 2024. ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC SINH HỌC VÀ HÓA HỌC ỨC CHẾ NẤM Fusarium solani GÂY BỆNH THỐI MĂNG TRE BÁT Đ Ộ. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả