ĐA DẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY DƯỢC LIỆU Ở VƯỜN QUỐC GIA KON KA KINH, TỈ NH GIA LAI


Các tác giả

  • Đặng Văn Sơn 3 Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 4 Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • Trương Bá Vương 3 Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 4 Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • Lê Thị Kim Ngân Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh
  • Trương Thị Đẹp Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh
  • Ngô Văn Thắng Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai

Từ khóa:

Cây dược liệu, đa dạng,, Gia Lai, VQG Kon Ka Kinh

Tóm tắt

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá đa dạng nguồn tài nguyên
cây dược liệu tại Vườn Quốc gia (VQG) Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai. Kết
quả nghiên cứu bước đầu đã xác định được VQG Kon Ka Kinh có 486 loài
cây dược liệu, thuộc 348 chi, 112 họ, 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Có
10 họ thực vật nhiều loài nhất (182 loài) chiếm 37,4% tổng số loài cây
dược liệu được ghi nhận. Cây dược liệu thuộc 7 dạng sống chính gồm: cây
thân thảo, bụi/bụi trườn, dây leo, cây gỗ lớn, cây gỗ nhỏ, cây phụ sinh và
bán ký sinh. Trong các bộ phận được sử dụng làm dược liệu có 4 bộ phận
gồm: thân/vỏ thân, rễ/vỏ rễ, lá và cả cây được sử dụng nhiều nhất, chiếm
30,7% đến 39,7%. Đã điều tra được 17 nhóm bệnh sử dụng cây dược liệu
để chữa trị, trong đó nhóm b ệnh chiếm tỷ lệ % cao nhất là nhóm bệnh về
đường tiêu hóa và ít nhất là nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa. Đã xác định
được danh lục 31 loài cây dược liệu có giá trị bảo tồn tại VQG Kon Ka
Kinh và chiếm 6,4% so với tổng số loài ghi nhận được

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Huy Bích, 2006. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I, II. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2007. Sách Đỏ Việt Nam - Phần thực vật. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

3. Võ Văn Chi, 2012. Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1, 2. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

4. Phạm Hoàng Hộ, 1999 - 2000. Cây cỏ Việt Nam, tập 1, 2, 3. Nhà xuất bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.

5. Hà Thăng Long, Nguyễn Văn Hoan, Nguyễn Thị Tịnh, Trần Hữu Vỹ, Nguyễn Ái Tâm, Bùi Văn Tuấn, Nguyễn Thị Tiên, 2014. Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Đỗ Tất Lợi, 2009. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

7. Martin J.G., 2002. Thực vật Dân tộc học (sách dịch). Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Nguyễn Tập, 2019. Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam. Tạp chí Dược liệu 24 (6): 319 - 328.

9. Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997. Cẩm nang tra cứu đa dạng sinh vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Nguyễn Nghĩa Thìn, 2001. Thực vật học dân tộc - Cây thuốc của đồng bào Thái Con Cuông Nghệ An. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007. Các phương pháp nghiên cứu thực vật. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Takhtajan A., 2009. Flowering plants, Springer Science & Business Media.

13. https://www.theplantlist.org.

14. http://www.iucnredlist.org

Tải xuống

Số lượt xem: 15
Tải xuống: 10

Đã Xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Sơn, Đặng V., Vương, T.B., Ngân, L.T.K., Đẹp, T.T. và Thắng, N.V. 2024. ĐA DẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY DƯỢC LIỆU Ở VƯỜN QUỐC GIA KON KA KINH, TỈ NH GIA LAI. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả