THỰC TRẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY DƯỢC LIỆU QUÝ HIẾM Ở MỘT SỐ ĐẢO VÙNG NAM BỘ, VIỆT NAM


Các tác giả

  • Đặng Văn Sơn Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
    Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • Nguyễn Quốc Bảo Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • Trương Bá Vương \(^1\)Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam;
    \(^2\)Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • Phạm Quốc Trọng Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • Hồ Nguyễn Quỳnh Chi Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • Lê Văn Thọ Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • Nguyễn Thị Mai Hương Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Từ khóa:

Cây dược liệu quý hiếm, đa dạng, các đảo Nam Bộ, Việt Nam

Tóm tắt

Một nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây dược liệu quý hiếm trên một số đảo vùng Nam Bộ, Việt Nam. Kết quả điều tra đã xác định được 94 loài quý hiếm thuộc 61 chi của 35 họ nằm trong 3 ngành là Dương xỉ, Thông và Ngọc lan có giá trị dược liệu. Theo Sách Đỏ Việt Nam (2007) thì cây dược liệu ở vùng nghiên cứu có 21 loài Nguy cấp (EN) và 39 Sẽ nguy cấp (VU); và theo Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam (2019) thì có 6 loài Nguy cấp (EN) và 7 Sẽ nguy cấp (VU), còn theo Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ thì có 4 loài thuộc nhóm IA và 44 loài thuộc nhóm IIA. Có 8 họ thực vật nhiều loài nhất được ghi nhận với 64 loài chiếm 68% tổng số loài, trong đó họ Lan (Orchidaceae) có nhiều loài nhất với 27 loài và ít nhất là họ Xoan (Meliaceae) với 4 loài. Nghiên cứu cũng đã xác định được các nhóm dạng sống của cây dược liệu quý hiếm, bao gồm: cây phụ sinh (27 loài), gỗ lớn (18 loài), cây bụi/bụi trườn (17 loài), gỗ nhỏ (13 loài), thân thảo (12 loài) và dây leo (7 loài). Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, rừng ngập mặn và rừng tự nhiên đồi núi thấp là nơi phân bố chủ yếu của các loài cây dược liệu quý hiếm ở vùng nghiên cứu.

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Huy Bích, 2006. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I, II. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 1255 trang.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2007. Sách Đỏ Việt Nam - Phần thực vật. NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. 305 trang.

3. Võ Văn Chi, 2012. Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1, 2. NXB Y học, Hà Nội. 3000 trang.

4. Chính phủ Việt Nam, 2021. Nghị định 84/2021/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

5. Cao Ngọc Giang, Trần Thị Liên, Lý Ngọc Sâm, Trần Minh Ngọc, Ngô Thị Minh Huyền, Nguyễn Minh Hùng, Nguyễn Xuân Trường, Lê Đức Thanh, Hoàng Thị Như Nụ, 2021. Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở Vườn Quốc gia Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam 7(116): 157-166.

6. Phạm Hoàng Hộ, 1999-2000. Cây cỏ Việt Nam, tập 1,2, 3. NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 2965 trang.

7. Ngô Thị Minh Huyền, Trần Thị Liên, Cao Ngọc Giang, Nguyễn Minh Hùng, Lê Đức Thanh, Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Xuân Trường, Lê Hồng Sơn, 2021. Đánh giá hiện trạng các loài cây thuốc quý hiếm tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam 3(124): 107-115.

8. Đỗ Tất Lợi, 2009. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y học, Hà Nội. 1274 trang.

9. Martin, J.G., 2002. Thực vật Dân tộc học (sách dịch). NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 363 trang.

10. Đặng Minh Quân và Nguyễn Trọng Hồng Phúc, 2022. Diversity of medicinal plant resources in Lai Son island, Kien Giang province. Can Tho University Journal of Science 14 (CBA): 50-60.

11. Hoàng Văn Sâm, Trần Ngọc Hải, Hà Văn Long, Nguyễn Văn Trung, 2018. Đa dạng thực vật quý hiếm tại Vườn Quốc gia Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp 4: 106-117.

12. Đặng Văn Sơn, 2012. Họ Quao (Bignoniaceae Juss. 1789) trong hệ thực vật Nam Bộ Việt Nam. Tạp chí Sinh học 34 (3SE): 40-50.

13. Nguyễn Tập, 2019. Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam. Tạp chí Dược liệu 24(6): 319-328.

14. Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007. Các phương pháp nghiên cứu thực vật. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 166 trang.

15. Trần Đức Thạnh, Lê Đức An, Nguyễn Hữu Cử, Trần Đình Lân, Nguyễn Văn Quân, Tạ Hoà Phương, 2012. Biển đảo Việt Nam - Tài nguyên vị thế và những kỳ quan địa chất, sinh thái tiêu biểu. NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. 307 trang.

16. Nguyễn Cao Toàn, Trương Thị Đẹp, Đặng Văn Sơn, 2019. Nguồn tài nguyên cây thuốc ở Vườn Quốc gia Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Tạp chí Sinh học 41 (2se1&2se2): 15-21.

17. WFO, 2023. World Flora Online. Published on the Internet; http://www.worldfloraonline.org. Ngày truy cập: 10 tháng 07 năm 2023

Tải xuống

Số lượt xem: 228
Tải xuống: 64

Đã Xuất bản

01-12-2023

Cách trích dẫn

[1]
Sơn, Đặng V., Bảo, N.Q., Vương, T.B., Trọng, P.Q., Chi, H.N.Q., Thọ, L.V. và Hương, N.T.M. 2023. THỰC TRẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY DƯỢC LIỆU QUÝ HIẾM Ở MỘT SỐ ĐẢO VÙNG NAM BỘ, VIỆT NAM. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 5 (tháng 12 2023), 3–13.

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả