ẢNH HƯỞNG CỦA KỸTHUẬT THÂM CANH ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT GỖRỪNG TRỒNG KEO LÁ TRÀM 36 THÁNG TUỔI ỞUÔNG BÍ - QUẢNG NINH


Các tác giả

  • Hồ Trung Lương Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Phạm Đình Sâm Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Huy Sơn Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Vũ Tiến Lâm Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Cao Văn Lạng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Keo lá tràm (Acacia auriculiformis),, trồng rừng thâm canh,, Uông Bí - Quảng Ninh

Tóm tắt

Kết quảthửnghiệm các biện pháp kỹthuật trồng rừng thâm canh Keo lá tràm dòng Clt7 và Clt98 tại Uông Bí, Quảng Ninh trong giai đoạn 2016 - 2019 bằng các biện pháp xửlý thực bì, làm đất, bón phân và mật độtrồng. Theo dõi các thí nghiệm này sau 36 tháng cho thấy, đường kính ngang ngực
(D1,3) của Keo lá tràm trong các thí nghiệm đạt từ8,76 - 10,11 cm, chiều cao vút ngọn (Hvn) đạt từ11,74 - 13,25 m và trữ lượng gỗ cây đứng (M) đạt từ48,58 - 56,31 m3/ha, tương ứng với năng suất gỗ (ΔM) đạt từ16,19 - 18,77 m3/ha/năm. Trong các biện pháp thâm canh đó, sau 36 tháng đã cho
thấy các thí nghiệm vềxửlý thực bì và chăm sóc chưa có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất rừng trồng Keo lá tràm, trong khi đó các thí nghiệm về làm đất, bón phân và mật độtrồng đã có sựkhác nhau giữa các thí nghiệm. Sau 36 tháng, Keo lá tràm cho năng suất cao nhất trong các công thức cuốc hố kích thước 40 u40 u 40 cm, bón lót lót 1 kg phân vi sinh Sông Gianh và bón thúc 0,4 kg P2O5+ 0,1 kg K2O trong 2 năm đầu, với mật độ1.666 cây/ha, xửlý thực bì bằng phương pháp phát trắng và được rải đều, chăm sóc 3 lần với bón phân 0,3 kg NPK đạt từ 16,19 đến 18,58 m3 /ha/năm. Kết quảnày cho thấy, năng suất gỗcủa rừng trồng Keo lá tràm ởUông Bí - Quảng Ninh đạt tương đương với các giống Keo lá tràm này đã được trồng ởmột sốtỉnh phía Nam và rất có triển vọng cho trồng rừng cung cấp gỗlớn các tỉnh phía Bắc.

Tài liệu tham khảo

1. BộNN & PTNT: Quyết định số2763/QĐ-BNN-LN ngày 01 tháng 10 năm 2009 v/v công nhận giống cây trồng lâm nghiệp mới.

2. Lê Đình Khả, 2003. Chọn tạo giống và nhân giống cây rừng cho một sốloài cây trồng rừng chủyếu ởViệt

Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2003. 292 trang.

3. Nguyễn Huy Sơn, Nguyễn Xuân Quát, Đoàn Hoài Nam, 2006. Kỹthuật trồng rừng thâm canh một sốloài cây gỗnguyên liệu. NXB Thống kê, Hà Nội. 128 trang.

4. Phạm Đình Sâm, Nguyễn Huy Sơn, VũTiến Lâm, Hồ Trung Lương, Cao Văn Lạng, Trần Hồng Vân, 2019. Kết quảnghiên cứu bón phân cho rừng trồng Keo lá tràm (A. auriculiformis) ởUông Bí, Quảng Ninh. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, số19/2019, trang 139 - 144.

5. Nguyễn Hải Tuất và Ngô Kim Khôi, 1996. Xửlý thống kê và kết quảnghiên cứu thực nghiệm trong Nông -

Lâm nghiệp trên máy tính. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Nguyễn Hải Tuất và Nguyễn Trọng Bình, 2005. Khai thác và sửdụng SPSS đểsửlý sốliệu nghiên cứu trong

lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Tải xuống

Số lượt xem: 4
Tải xuống: 0

Đã Xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Lương, H.T., Sâm, P. Đình, Sơn, N.H., Lâm, V.T. và Lạng, C.V. 2024. ẢNH HƯỞNG CỦA KỸTHUẬT THÂM CANH ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT GỖRỪNG TRỒNG KEO LÁ TRÀM 36 THÁNG TUỔI ỞUÔNG BÍ - QUẢNG NINH. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2 3 4 > >> 

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.