TĂNG TRƯỞNG SINH KHỐI TRÊN MẶT ĐẤT CỦA RỪNG THỨ SINH LÁ RỘNG THƯỜNG XANH TẠI KON HÀ NỪNG, GIA LA


Các tác giả

  • Trần Hoàng Quý Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Nimh Việt Khương Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Trần Cao Nguyên Viện Nghiên cứu Lâm sinh

Từ khóa:

Kon Hà Nừng,, sinh khối trên mặt đất,, rừng thứ sinh lá rộng thường nhanh

Tóm tắt

Việc ước lượng sinh khối trên mặt đất một cách chính xác để dự báo biến động của trữ lượng các bon lưu trữ trong hệ sinh thái rừng là rất quan trọng. Trữ lượng các bon được ước lượng là bằng 50% trữ lượng sinh khối. Nghiên cứu này sử dụng phương trình tương quan sinh khối để ước lượng sinh khối trên mặt đất của rừng thứ sinh lá rộng thường xanh tại Kon Hà Nừng, Gia Lai. Nghiên cứu kế thừa số liệu của 10 ô tiêu chuẩn định vị 10.000 m2/ô và 6 ô thí nghiệm cho hai trạng thái rừng có kích thước 900 m2/ô. Kế thừa số liệu giải tích sinh khối của 36 cây mẫu để kiểm tra các phương trình tương quan và lựa chọn phương trình tốt nhất để ước lượng sinh khối trên mặt đất. Kết quả đã lựa chọn được phương trình AGB = 0,0755*D1,3 2,57 (R = 0,995) là có sai số nhỏ nhất. Sử dụng phương trình này đã ước lượng được tăng trưởng sinh khối trên mặt đất
của các ô tiêu chuẩn định vị biến thiên từ 0,25 đến 8,3 tấn/ha/năm, đạt trung bình 5,8 ± 2,3 tấn/ha/năm. Sinh khối vật rơi rụng đạt bình quân 8,5 ± 1,2 tấn/ha/năm. Kết quả tính toán từ các ô thí nghiệm cho thấy, tăng trưởng sinh khối trên mặt đất biến thiên từ 12,6 đến 14,8 tấn/ha/năm, cao nhất ở rừng phục hồi và thấp nhất ở rừng ít bị tác động. Trong đó, tỷ lệ sinh khối sống chiếm từ 40,6 đến 52,3% và sinh khối vật rơi rụng chiếm từ 47,7 đến 59,4%

Tài liệu tham khảo

1. Trần Văn Con, 2006. Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (TBKHKT) và các giải pháp nhằm xây dựng mô hình quản lý rừng tự nhiên bền vững ở Tây Nguyên. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

2. Trần Văn Con, 2010. Nghiên cứu đặc điểm lâm học của một số hệ sinh thái rừng tự nhiên chủ yếu ở Việt Nam (Pha I: 2006 - 2010). Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

3. Trần Văn Con, 2015. Nghiên cứu đặc điểm lâm học của một số hệ sinh thái rừng tự nhiên chủ yếu ở Việt Nam (Pha II: 2011 - 2015). Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

4. Trần Văn Đô, 2016. Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp tiên tiến trong đánh giá tiềm năng tích lũy sinh khối của một số hệ sinh thái rừng chính tại Việt Nam Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu Nafosted, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia, Hà Nội.

5. Bảo Huy, 2009. Phương pháp nghiên cứu ước tính trữ lượng các bon của rừng tự nhiên làm cơ sở tính toán lượng CO2 phát thải từ suy thoái và mất rừng ở Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 130 85 - 91.

6. Bảo Huy, 2013. Mô hình sinh trắc và viễn thám - GIS để xác định CO2 hấp thụ của rừng lá rộng thường xanh vùng Tây Nguyên. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. 68 trang.

7. Vũ Tấn Phương, Nguyễn Viết Xuân, Đặng Thịnh Triều, Phùng Đình Trung, Nguyuyễn Xuân Giáp và Phạm Ngọc Thanh, 2012. Tree allometric equations in evergreen broadleaf, deciduous and bamboo forests in the Central Highland region Vietnam. UN - REDD Programm Vietnam, Part B - 6, Hà Nội.

8. Bruce W Nelson, Rita Mesquita, Jorge LG Pereira, Silas Garcia Aquino De Souza, Getulio Teixeira Batista và Luciana Bovino Couto, 1999. Allometric regressions for improved estimate of secondary forest biomass in the central Amazon. Forest Ecology and Management, 117 (1 - 3): 149 - 167.

9. David R Causton và Jill C Venus, 1981. The biometry of plant growth. Edward Arnold. trang.

10. Guillermo Sarmiento, Marcela Pinillos và Irene Garay, 2005. Biomass variability in tropical American lowland rainforests. Ecotropicos, 18 (1): 1 - 20.

11. Jeffrey Q Chambers, Joaquim dos Santos, Ralfh J Ribeiro và Niro Higuchi, 2001. Tree damage, allometric relationships, and above - ground net primary production in central Amazon forest. Forest Ecology and Management, 152 (1 - 3): 73 - 84.

12. Jerome Chave, Christophe Andalo, S Brown, Michael A Cairns, JQ Chambers, D Eamus, H Fölster, François Fromard, Niro Higuchi và T Kira, 2005. Tree allometry and improved estimation of carbon stocks and balance in tropical forests. Oecologia, 145 (1): 87 - 99.

13. Jérôme Chave, Bernard Riéra và Marc - A Dubois, 2001. Estimation of biomass in a neotropical forest of French Guiana: spatial and temporal variability. Journal of tropical ecology, 17 (1): 79 - 96.

14. Julian Huxley, Richard E Strauss và Frederick B Churchill, 1932. Problems of relative growth.

15. Karl J Niklas, 1994. Plant allometry: the scaling of form and process. University of Chicago Press. trang.

16. Maki Fukushima, Mamoru Kanzaki, Masatoshi Hara, Tatsuhiro Ohkubo, Pornchai Preechapanya và Chalathon Choocharoen, 2008. Secondary forest succession after the cessation of swidden cultivation in the montane forest area in Northern Thailand. Forest Ecology and Management, 255 (5 - 6): 1994 - 2006.

17. Michael Keller, Michael Palace và George Hurtt, 2001. Biomass estimation in the Tapajos National Forest, Brazil: examination of sampling and allometric uncertainties. Forest Ecology and Management, 154 (3): 371 - 382.

18. Hans Fredrik Hoen và Birger Solberg, 1994. Potential and economic efficiency of carbon sequestration in forest biomass through silvicultural management. Forest Science, 40 (3): 429 - 451.

19. Ruth E Sherman, Timothy J Fahey và Pedro Martinez, 2003. Spatial patterns of biomass and aboveground net primary productivity in a mangrove ecosystem in the Dominican Republic. Ecosystems, 6 (4): 384 - 398.

20. Sandra Brown, 1997. Estimating Biomass and Biomass Change of Tropical Forests: A Primer. trang.

Tải xuống

Số lượt xem: 11
Tải xuống: 3

Đã Xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Quý, T.H., Khương, N.V. và Nguyên , T.C. 2024. TĂNG TRƯỞNG SINH KHỐI TRÊN MẶT ĐẤT CỦA RỪNG THỨ SINH LÁ RỘNG THƯỜNG XANH TẠI KON HÀ NỪNG, GIA LA. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2