TĂNG TRƯỞNG SINH KHỐI DƯỚI MẶT ĐẤT CỦA RỪNG THỨ SINH LÁ RỘNG THƯỜNG XANH TẠI KON HÀ NỪNG, GIA LAI


Các tác giả

  • Trần Hoàng Quý Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Kon Hà Nừng, rừng thứ sinh lá rộng thường xanh, sinh khối rễ, sinh khối sơ cấp

Tóm tắt

Sinh khối sơ cấp thuần (NPP) của hệ sinh thái rừng thể hiện sự trao đổi các bon giữa hệ sinh thái và môi trường xung quanh. Trong nghiên cứu này, NPP dưới mặt đất được xác định cho rừng thứ sinh lá rộng thường xanh tại Kon Hà Nừng, Gia Lai. Số liệu được thu thập từ 3 ô tiêu chuẩn, mỗi ô có kích thước 30 m  30 m trong thời gian năm 2015 và năm 2016. Nghiên cứu sử dụng phương pháp của Osawa A, Aizawa R (2012) để xác định tăng trưởng sinh khối rễ cám (rễ có đường kính ≤2 mm) và tăng trưởng sinh khối rễ lớn (>2 mm). Kết quả cho thấy tăng trưởng sinh khối dưới mặt đất của rừng nghiên cứu đạt 1,549 ± 0,28 tấn khô/ha/năm. Trong đó, sinh khối rễ lớn là 0,91 ± 0,03 tấn khô/ha/năm và sinh khối rễ cám là 0,63 ± 0,25 tấn khô/ha/năm

Tài liệu tham khảo

1. Tran Van Do, Osawa A, Sato T., 2015. Fine root production estimated with rates of diameter-dependent root mortality, decomposition, and thickening in forest. Oecologia.

2. Võ Đại Hải và Đặng Thịnh Triều, 2012. Nghiên cứu khả năng hấp thụ các bon của rừng tự nhiên lá rộng thường xanh, bán thường xanh và rụng lá ở Tây Nguyên. Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

3. Bảo Huy, 2013. Mô hình sinh trắc và viễn thám - GIS để xác định CO2hấp thụ của rừng lá rộng thường xanh vùng Tây Nguyên, Nxb Khoa học và Kỹ thuật.

4. Osawa A, Aizawa R, 2012. A new approach to estimate fine-root production, mortality, and decomposition using litter bag experiments and soil core techniques. Plant Soil 355:167-181.

5. Vũ Tấn Phương, 2012. Xác định trữ lượng các bon và phân tích hiệu quả kinh tế rừng trồng Thông ba lá (Pinus keysia Royle ex Gordon) theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

6. Đặng Trung Tấn, 2001. Nghiên cứu sinh khối rừng Đước (Rhizophoza apiculata) tại hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu.

7. Nguyễn Thanh Tiến, 2011. Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của trạng thái rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên sau khai thác kiệt tại tỉnh Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm, Thái Nguyên.

8. Vũ Văn Thông, 1998. Nghiên cứu sinh khối rừng Keo lá tràm phục vụ công tác kinh doanh rừng, Luận văn thạc sỹ Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

9. Hà Văn Tuế, 1994. Nghiên cứu cấu trúc và năng suất của một số quần xã rừng trồng nguyên liệu giấy tại vùng trung du Vĩnh Phú.

10. Huỳnh Nhân Trí và Bảo Huy, 2013. Xây dựng mô hình sinh trắc ước tính sinh khối theo họ thực vật của kiểu rừng lá rộng thường xanh vùng Tây Nguyên, Tạp chí Rừng và Môi trường, Số 60: 32-39. ISSN 1859 - 1248.

11. Vogt KA, Vogt DJ, Palmiotto PA, Boon P, Ohara J, Asbjornsen H, 1996. Review of root dynamics in forest ecosystems grouped by climate, climatic forest type and species. Plant Soil 187:159-219

Tải xuống

Số lượt xem: 2
Tải xuống: 2

Đã Xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Quý, T.H. 2024. TĂNG TRƯỞNG SINH KHỐI DƯỚI MẶT ĐẤT CỦA RỪNG THỨ SINH LÁ RỘNG THƯỜNG XANH TẠI KON HÀ NỪNG, GIA LAI. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>