ĐẶC ĐIỂM ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI THỰC VẬT BẬC CAO TRÊN CẠN TẠI ĐẢO HÒN LAO THUỘC KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GIỚI CÙ LAO CHÀM, THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM


Các tác giả

  • Trần Ngọc Toàn Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học Nước Việt Xanh
  • Bùi Văn Tuấn Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học Nước Việt Xanh
  • Tr`ần Hữu Vỹ Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học Nước Việt Xanh
  • Hoàng Quốc Huy Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học Nước Việt Xanh
  • Lê Viết Mạnh Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học Nước Việt Xanh
  • Nguyễn Thị Thiên Hương Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học Nước Việt Xanh
  • Nguyễn Thị Kim Yến Hội động vật học Frankfurt

Từ khóa:

Cù Lao Chàm, đa dạng, đảo Hòn Lao, thực vật bậc cao trên cạn

Tóm tắt

Bài báo là kết quả của quá trình khảo sát đa dạng hệ thực vật bậc cao trên cạn ở đảo Hòn Lao thuộc cụm đảo Cù Lao Chàm kéo dài từ tháng 1/2017 đến tháng 1/2018. Nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp điều tra tuyến, định danh loài và điều tra phỏng vấn để xác định hiện trạng thành phần loài và giá trị của hệ thực vật ở khu vực này. Kết quả thống kê được 304 loài thực vật bậc cao trên cạn thuộc 87 họ, 40 bộ, 4 ngành thực vật, bổ sung 187 loài thuộc 68 họ cho hệ thực vật tại khu vực. Trong đó có 5 loài quý hiếm cần được ưu tiên bảo tồn là Cam Đường (Limnocitrus littoralis), Gụ lau (Sindora tonkinensis), Sến Dưa (Madhuca pasquieri), Bù lột (Melientha suavis), Thiên tuế Rumphius (Cycas rumphii). Người dân trên đảo khai thác và sử dụng 81 loài thực vật cho mục đích thực phẩm ăn uống và cây cảnh đặc biệt là 52 loài sử dụng làm thuốc cây. Những kết quả của nghiên cứu này góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Cù Lao Chàm.

Tài liệu tham khảo

1. A Aubréville, Tardieu - Blot Mme, Jean - F Leroy, Philippe Morat, 1960. Flore du Cambodge, du Laos et du Vietnam. Museum National d'Histoire Naturelle, Paris. 59 pp.

2. Đỗ Tất Lợi, 2005. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y Học. 1021 trang.

3. Henri Lecomte, H Humbert, Francois Gagnepain, 1950. Flore générale de l'Indochine. Paris: Masson. 908 pp.

4. Hồ Phong, Đinh Thị Phương Anh, Phạm Thị Hợi, 2015. Đánh giá tiềm năng kinh tế xã hội của cây Ngô đồng đỏở Cù Lao Chàm, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Tạp chí Khoa học & Giáo dục trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng. Số 16(03): 55 - 63.

5. Lê Đức Tố, 2005. Báo cáo tổng kết của đề tài KC.09.12 ‘‘Luận chứng khoa học về mô hình phát triển kinh tế -sinh thái và du lịch đảo Cù Lao Chàm, Hà Nội. 139 trang.

6. Lê Trần Chấn và Nguyễn Đình Vạn, 2002. Báo cáo “Hệ thực vật Cù Lao Chàm và các đảo lân cận”, Dự án “Thực nghiệm mô hình phát triển kinh tế - Sinh thái và du lịch đảo Cù Lao Chàm”. Ký hiệu KC.09 - 12 Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2002.

7. Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007. Các phương pháp nghiên cứu thực vật. NXB Đại học Quốc gia. 166 trang.

8. Nguyễn Thị Thương, 2012. Luận văn thạc sĩ Dược học. Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học cây Đa tử biển ở Ninh Thuận. Hà Nội. 77 trang.

9. Nguyễn Văn Tập, 2006. Nghiên cứu cây thuốc Cù Lao Chàm. Viện Dược liệu, Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, Quảng Nam.

10. Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây Cỏ Việt Nam, Quyển I, II, III. Nhà xuất bản Trẻ Việt Nam.

11. Phạm Thị Kim Thoa, 2015. Đa dạng thực vật thân gỗ tự nhiên và hiện trạng khai thác tài nguyên thực vật rừng tại khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm - thành phố Hội An. Tạp chí KHLN, số 1: 3669 - 3677.

12. Phạm Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Kim Yến, 2014. Đa dạng sinh học các loài rau rừng có giá trị tại khu Dự trữsinh quyển Cù Lao Chàm, thành phố Hội An, Tạp chí KHLN, số 4 : 2968 - 2975.

13. Sách đỏ Việt Nam, phần II, Thực vật. Nxb Khoa học tự nhiên và công nghệ. Hà Nội. 611 trang.

14. The IUCN Red List of Threatened Species. Version 2018.3. . Downloaded on 09 October 2018.

15. Vũ Văn Dũng, Đinh Thị Phương Anh, 2014. Hiện trạng khai thác và sử dụng các loài thực vật làm nước uống của cộng đồng cư dân đảo Hòn Lao, Cù Lao Chàm. Tạp chí Khoa học & Giáo dục,Trường Đại học Sư phạm, số13 (04): 6 - 10.

16. Vũ Văn Dũng, Đinh Thị Phương Anh, 2015. Tính đa dạng hệ thực vật của đảo Hòn Lao, Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam. Tạp chí Khoa học Công nghệ Đại học Đà Nẵng; Số 05(90): 133 - 143.

17. Vũ Văn Dũng, Đinh Thị Phương Anh, 2016. Đặc điểm hình thái và sinh thái cây Ngô đồng đỏ ở Cù Lao Chàm. Hội nghị khoa học Quốc gia về nghiên cứu và giảng dạy Sinh học ở Việt Nam lần thứ 2, Đà Nẵng, trang 197 - 203.

Tải xuống

Số lượt xem: 24
Tải xuống: 5

Đã Xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Toàn, T.N., Tuấn, B.V., Vỹ, T.H., Huy, H.Q., Mạnh, L.V., Hương, N.T.T. và Yến, N.T.K. 2024. ĐẶC ĐIỂM ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI THỰC VẬT BẬC CAO TRÊN CẠN TẠI ĐẢO HÒN LAO THUỘC KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GIỚI CÙ LAO CHÀM, THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả