ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG DI TRUYỀN HAI LOÀI TRE THUỘC CHI LUỒNG (Dendrocalamus Nees) Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM DỰA TRÊN CHỈ THỊ PHÂN TỬ ISSR


Các tác giả

  • Nguyễn Hoàng Nghĩa Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Văn Thọ Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc bộ
  • Nguyễn Viễn Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc bộ
  • Phạm Quang Tiến Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc bộ
  • Lê Thị Mai Linh Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • Nguyễn Thị Hồng Mai Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Từ khóa:

Đa dạng di truyền, ISSR, Luồng, Mạy hốc

Tóm tắt

Mười hai (12) mẫu lá của 2 loài (Luồng Dendrocalamus. barbatus, Mạy
hốc-D. sikkimensi) thuộc Chi Luồng (Dendrocalamus Nees) thu từ 7 tỉnh
miền núi phía Bắc đã được phân tích đánh giá mức độ di truyền của loài
và xuất xứ bằng chỉ thị phân tử ISSR nhằm đưa ra giải pháp hợp lý cho
việc bảo tồn và khai thác phát triển nguồn gen các loài này trong thời gian
tới. Trong 10 mồi nghiên cứu có 08 mồi cho tính đa hình có thể sử dụng
để đánh giá đa dạng di truyền, còn lại 2 mồi ISSR 4 và ISSR 10 không có
tính đa hình. Các mẫu nghiên cứu được chia thành 2 nhóm lớn tương ứng
với 2 loài với mức độ tương đồng di truyền 51 - 88%. Trong 6 mẫu Mạy
hốc (D. sikkimensi) được thu ở 5 tỉnh, mẫu M3 thu tại Phú Thọ tách biệt
hẳn so với 5 mẫu còn lại và có tương đồng di truyền từ 64 - 69%, hai mẫu
Mạy hốc mọc tự nhiên M1 và M4 thu tại Bắc Cạn tạo thành nhóm riêng
và tương đồng với các mẫu còn lại từ 59 - 78% và giữa hai mẫu này cũng
tương đồng đến 76%. Tuy nhiên, hai mẫu thu M5 và M6 cách xa hàng
trăm ki-lô-met lại rất gần gũi nhau với tương đồng 86%. Còn 6 mẫu
Luồng (D. barbatus) thu ở 6 tỉnh, mẫu L6 tách biệt hẳn với các mẫu còn
lại và có tương đồng di truyền là 55 - 71%, mẫu L4 cũng khác biệt hẳn
với các loài thu ở các tỉnh vùng Tây Bắc và có tương đồng di truyền là
55 - 77%. Các mẫu L1, L2, L3 và L5 khá gần gũi về mặt di truyền với
tương đồng di truyền từ 71 - 88%, đặc biệt hai mẫu L2 và L3 có tương
đồng di truyền lên đến 88%, điều này chứng tỏ Luồng ở 4 tỉnh vùng Tây
Bắc có cùng một nguồn gốc hoặc quan hệ gần gũi và khác hẳn 2 mẫu
Luồng có nguồn gốc từ Thanh Hóa.

Tài liệu tham khảo

1. Doyle J. J., Doyle J. L., 1987. A rapid DNA isolation procedure for small quantities of fresh leaf tissue.

Phytochemical Bulletin,19: 11 - 15.

2. Liu L., Zhao L., Gong Y., Wang M., Chen L, Yang J., Wang Y., Yu E., Wang L., 2008. DNA fingerprinting and

genetic diversity analysis of late-bolting radish culivars whith RAPD, ISSR and SRAP marker. Sci.

Hortic.,116(3):240 - 247.

3. Nei M., 1973. Analysis of gene diversity in subdivided populations. Proc. Natl. Acad. Sci. U.S.A., 70(12):3321 - 3323

4. Tian B., Yang H.Q, Wong K.M, Liu A.Z & Ruan Z.Y, 2012. ISSR analysis shows low genetic diversity versus

high genetic differentiation for giant bamboo, Dendrocalamus giganteus (Poaceae: Bambusoideae), in China

populations. Genetic Resources and Crop Evolution ,59: 901 - 908.

5. Roxburgh W. 1798. Plants of the coast of coromandel. London: Printed by W. Bulmer and Co. for G. Nicol,

Bookseller. 1:58. Pl.: 80.

6. Wang Z., Liao L., Yuan X., Guo H., Guo A., Liu J., 2013. Genetic diversity analysis of cynodon dactylon

(bermudagrass) accessions and cultivars from different countries based on ISSR and SSR markers. Biochem.

Syst. Ecol.,46:108 - 115.

7. Yang, Y., Wang, K., Pei, S. & Hao, J., 2004. Bamboo diversity and traditional uses in Yunnan, China. Moutain

Research and Development, 24(2): 157 - 165.

8. Yang, H.Q., An, M. Y., Gu, Z.J. & Tian, B., 2012. Genetic diversity and differentiation of Dendrocalamus

membranaceus (Poaceae: Bambusoideae), a declining bamboo species in Yunnan, China, as based on InterSimple Sequence Repeat (ISSR) analysis. International Journal of Molecular Sciences, 13: 4446 - 4457.

9. Yeh F. C., Yang R. C., Boyle T. B. J., Ye Z. H., Mao J. X., 1997. POPGENE, the UserFriendly Shareware for

Population Genetic Analysis. Molecular Biology and Biotechnology Centre, University of Alberta, Canada

10. Vũ Thị Thu Hiền, Đinh Thị Phòng, 2011. Ứng dụng kĩ thuật DNA vào việc đánh giá mối quan hệ di truyền tập

đoàn cây gỗ Trắc đỏ (Dalbergia cochinchinensis) ở Việt Nam đang có nguy cơ tuyệt chủng. Tạp chí Khoa học

và Công nghệ 49 (3) 57 - 64.11. Vũ Thị Hiền, Đinh Thị Phòng, Trần Thị Việt Anh (2011). So sánh hiệu quả của

hai chỉ thị ISSR và RAPD trong nghiên cứu đa dạng di truyền loài Cọ Khẹt (Dalbergia assamica). Hội nghị

Khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 4, trang: 591 - 597.

11. Vũ Thị Thu Hiền, Trần Thị Việt Thanh, Nguyễn Khắc Khôi & Đinh Thị Phòng, 2012. Làm sáng tỏ tên khoa học

cho một số loài thuộc chi Tre (Bambusa Schreb.) ở Việt Nam do biến đổi hình thái trên cơ sở giải mã trình tự

gen trnL-trnF, psbA-trnH và matK. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, tập 50, số 4: 463 - 473.

12. Vũ Thị Thu Hiền, Trần Thị Liệu, Đinh Thị Phòng, Phí Hồng Hải, La Ánh Dương, Vũ Đức Toàn, Delia

Catacutan, Đàm Việt Bắc, 2016. Phân tích mối quan hệ di truyền giữa các quần thể Sơn Tra (Docynia indica

(Wall.) Decne) bằng chỉ thị ISSR. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp số 4, 2016: 4603 - 4614.

Tải xuống

Số lượt xem: 2
Tải xuống: 1

Đã Xuất bản

23-02-2024

Cách trích dẫn

[1]
Nghĩa, N.H., Thọ, N.V., Viễn , N., Tiến, P.Q., Linh, L.T.M. và Mai, N.T.H. 2024. ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG DI TRUYỀN HAI LOÀI TRE THUỘC CHI LUỒNG (Dendrocalamus Nees) Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM DỰA TRÊN CHỈ THỊ PHÂN TỬ ISSR. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >> 

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.