NGHIÊN CỨU SINH KHỐI VÀ KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 CỦA RỪNG TRỒNG CAO SU (Hevea brasiliensis) TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN ĐỒNG NAI


Các tác giả

  • Nguyễn Văn Thịnh Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Nguyễn Huy Hoàng Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Nguyễn Văn Tuấn Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Phạm Tiến Dũng Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Nguyễn Việt Cường Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Nguyễn Đăng Cường Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên
  • Phạm Ngọc Huyền Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên
  • Phạm Văn Duẩn Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên

Từ khóa:

Rừng trồng Cao su, sinh khối, carbon, hấp thụ CO2.

Tóm tắt

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu sinh khối và khả năng hấp thụ CO2 của rừng trồng Cao su tại Khu Dự trữ sinh quyển (KDTSQ) Đồng Nai. Nghiên cứu đã tiến hành lập 72 ô tiêu chuẩn (OTC), diện tích 500 m2 (20 X 25 m) ở rừng trồng có tuổi từ 4 đến 27 tuổi trên các hạng đất I, II, III và đã tiến hành chặt hạ 216 cây tiêu chuẩn Cao su. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tổng sinh khối tươi cây cá lẻ Cao su dao động từ 40,462 - 554,033 kg; trong đó sinh khối thân cây chiếm tỷ lệ cao nhất, từ 47,6 - 67,7%, thấp nhất là sinh khối lá, chiếm tỷ lệ từ 4,5 - 17%; Sinh khối khô cây cá lẻ Cao su từ 20,774 - 292,769 kg, trong đó sinh khối khô thân cây chiếm tỷ lệ từ 48,8 đến 71,6%; Sinh khối tươi và sinh khối khô cây cá lẻ Cao su có mối quan hệ rất chặt với các nhân tố điều tra: đường kính tại vị trí 1,3 m (D1,3) và chiều cao vút ngọn (Hvn) theo dạng hàm mũ. Tổng sinh khối tươi lâm phần rừng trồng Cao su dao động từ 22,335 - 210,532 tấn/ha và tổng sinh khối khô từ 11,467 - 111,252 tấn/ha. Trữ lượng carbon lâm phần Cao su từ 5,734 - 55,626 tấn/ha; trữ lượng CO2 dao động từ 21,043 - 204,148 tấn/ha. Kết quả của nghiên cứu đã góp phần quan trọng xây dựng cơ sở khoa học cho công tác nghiên cứu xác định sinh khối, khả năng hấp thụ carbon của cây cao su tại vùng Đông Nam Bộ nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, cần có những nghiên cứu tiếp theo tại nhiều vùng sinh thái, cũng như nghiên cứu đầy đủ, toàn diện trên các cấp tuổi, các bộ phận (trên mặt đất và dưới mặt đất) để có đánh giá đầy đủ và toàn diện về khả năng hấp thụ và lưu trữ carbon của rừng trồng Cao su tại Việt Nam.

Tài liệu tham khảo

1. Trần Quang Bảo và Võ Thành Phúc, 2019. Nghiên cứu sinh khối và khả năng hấp thụ CO2 của rừng trồng keo lai tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, Số 2.

2. Chaudhuri, D., Vinod, K.K., Potty, S.N., Sethuraj, M.R., Pothen, J., Reddy, Y.A.N., 1995. Estimation of biomass in Hevea clones by regression method: Relation between girth and biomass. Indian Journal of Natural Rubber Research 8, 113-116.

3. Trần Bình Đà và Hoàng Vũ Thơ, 2017. Sinh trưởng và khả năng tích lũy carbon của rừng trồng Cao su tại tỉnh Điện Biên. Tạp chí NN&PTNT, Số 322.

4. Trương Tất Đơ, 2014. Nghiên cứu ảnh hưởng của rừng trồng Cao su (Hevea brasiliensis) đến môi trường ở vùng Bắc Trung Bộ. Luận án Tiến sỹ Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp.

5. Trần Thị Thúy Hoa, 2023. Sản xuất Cao su bền vững hướng tới phát thải thấp. Thiennhien.netWeb. https://www.thiennhien.net/. Ngày truy cập: 17 tháng 7 năm 2023.

6. IPCC, 2006. Guidelines for National Greenhouse Gas Inventories, Volume 4: Agriculture, Forestry and Other Land Use.

7. Jia, K.X., Zheng, Z. Zhang, Y.P., 2006. Changes of rubber plantation aboveground biomass along elevation gradient in Xishuangbanna. Chinese Journal of Ecology 25, 1028-1032.

8. Kusdiana, A. P. J., Alamsyah, A., Hanifarianty, S., & Wijaya, T., 2015. Estimation CO2 Fixation by Rubber Plantation. In The 2nd International Conference on Agriculture, Environment and Biological Sciences (ICAEBS’15), Bali, Indonesia.

9. Viên Ngọc Nam, 2003. Nghiên cứu sinh khối và năng suất sơ cấp lâm phần Mắm trắng (Avicennia alba BL.) tự nhiên tại Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh. Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học Việt Nam.

10. Onofre S. Corpuz, Esmael L. Abas, For. Crissante Salibio, 2014. Potential Carbon Storage of Rubber Plantations. Vol 2 No 02 (2014): Indian Journal of Pharmaceutical and Biological Research.

11. Vũ Tấn Phương và Võ Đại Hải, 2011. Cấu trúc sinh khối của rừng Thông ba lá thuần loại tại Lâm Đồng. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, 2:1812 -1827.

12. Ngô Đình Quế, 2006. Khả năng hấp thụ CO2 của một số loại rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam. Tạp chí NN&PTNT, Số 7.

13. Satakhun, Duangrat & Chayawat, Chompunut & Sathornkich, Jate & Phattaralerphong, Jessada & Chantuma, Pisamai & Thaler, Philippe & Gay, Frederic & Nouvellon, Yann & Kasemsap, P., 2019. Carbon sequestration potential of rubber-tree plantation in Thailand. IOP Conference Series: Materials Science and Engineering. 526. 012036. 10.1088/1757-899X/526/1/012036.

14. Shorrocks, V.M., Templeton, J.K., Iyer, G.C., 1965. Mineral nutrition, growth and nutrient cycle of Hevea brasiliensis III. The relationship between girth and shoot dry weight. Journal of the Rubber Research Institute of Malaysia 19, 85-92.

15. Sone K., Watanabe N., Takase M., Hosaka T., Gyokusen K., 2014. Carbon sequestration, tree biomass growth and rubber yield of PB260 clone of rubber tree (Hevea brasiliensis) in north Sumatra. Journal of Rubber Research 17:115-127.

16. Tang, J. W., Pang, J. P., Chen, M. Y., Guo, X. M., Zeng, R., 2009. Biomass and its estimation model of rubber plantations in Xishuangbanna, Southwest China. Chinese Journal of Ecology 28, 1942-1948.

17. Nguyễn Hoàng Trí, 1986. Góp phần nghiên cứu sinh khối và năng suất quần xã Đước đôi (Rhizophora apliculata BL.) ở Cà Mau, tỉnh Minh Hải. Luận án Phó tiến sỹ Sinh học, Khoa Sinh vật - Kỹ thuật Nông nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

18. VFCO, 2022. Diện tích Cao su tiểu điền đầu tiên ở Việt Nam được cấp Chứng chỉ quản lý rừng bền vững. VfcsWeb. https://vfcs.org.vn/. Ngày truy cập: 17 tháng 7 năm 2023.

19. Viện Nghiên cứu Lâm sinh, 2021. Báo cáo đánh giá và xây dựng bản đồ kinh tế - xã hội, đa dạng sinh học, môi trường và thể chế của KDTSQ Đồng Nai.

20. Wauters J.B., Coudert S., Grallien E., Jonard M., Ponette Q., 2008. Carbon stock in rubber tree plantations in Western Ghana and Mato Grosso (Brazil). Forest Ecology and Management 255:2347-2361.

21. Xueqing Yang, 2019. Measuring and modelling carbon stocks in rubber (Hevea brasiliensis) dominated landscapes in Subtropical China. Ph.D. in Agricultural Sciences, University of Hohenheim, Germany.

Tải xuống

Số lượt xem: 102
Tải xuống: 66

Đã Xuất bản

15-08-2023

Cách trích dẫn

[1]
Thịnh, N.V., Hoàng, N.H., Tuấn, N.V., Dũng, P.T., Cường, N.V., Cường, N. Đăng, Huyền, P.N. và Duẩn, P.V. 2023. NGHIÊN CỨU SINH KHỐI VÀ KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 CỦA RỪNG TRỒNG CAO SU (Hevea brasiliensis) TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN ĐỒNG NAI. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 8 2023), 103–115.

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2 3