ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH TỰ NHIÊN MỘT SỐ LOÀI ƯU THẾ RỪNG LÁ RỘNG THƯỜNG XANH TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ


Các tác giả

  • Nguyễn Đắc Triển Trường Đại học Hùng Vương
  • Ngô Thế Long Trường Đại học Hùng Vương
  • Ngô Ngọc Tuyên Trường Đại học Hùng Vương
  • Trần Văn Con Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Tái sinh tự nhiên,, VQG Xuân Sơn, loài ưu thế

Tóm tắt

Thảm thực vật rừng lá rộng thường xanh tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn rất phong phú, có từ 56 đến 104 loài. Vàng anh (Saraca dives); Gội trắng (Aphanamixis polystachya); Sâng (Amesiodendron chinense); Lộc vừng (Barringtonia macrocarpa) là các loài ưu thế của tầng cây cao. Mật độ cây tái sinh ở trong tán cây mẹ của 4 loài ưu thế đều cao hơn so với ở ngoài tán, Gội trắng 635.833 cây/ha gấp 72,0 lần, Lộc vừng 20.246 cây/ha gấp 8,0 lần, Sâng 13.100 cây/ha gấp 3,6 lần, Vàng anh 10.000 cây/ha gấp 2,8 lần. Hầu hết cây tái sinh có chiều cao dưới 2,0m trên 99,6% ở trong tán và từ 82,0% đến 96,2% ở ngoài tán. Tỷ lệ cây tái sinh có phẩm chất tốt ở trong tán từ 87,4% đến 99,7% và từ 83,0% đến 94,8% ở ngoài tán. Cây tái sinh chủ yếu có nguồn gốc từ hạt trên 96,7% ở trong tán và từ 87,7% đến 96,2% ở ngoài tán. Tỷ lệ cây tái sinh triển vọng (h ≥ 2,0m) ở ngoài tán cây mẹ từ 3,8% đến 18,0% và trong tán từ 0,1% đến 0,4%. Điều đó cho thấy cơ hội tham gia tầng cây cao của cây tái sinh phát tán xa cây mẹ cao hơn ở trong tán cây mẹ và đó là cơ chế quan trọng để duy trì sự tồn tại của loài trong rừng nhiệt đới.

Tài liệu tham khảo

. Baur, GN., 1976. Rừng mưa nhiệt đới (Vương Tấn Nhị dịch), NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

2. Trần Văn Con, 2010. Nghiên cứu các đặc điểm lâm học (diễn thế, cấu trúc, tổ thành, tái sinh (TS), tăng trưởng, khí hậu thuỷ văn, đất...) của một số hệ sinh thái rừng (HSTR) tự nhiên chủ yếu ở Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Khoa học Lâm nghiệp, Hà Nội.

3. Ngô Kim Khôi, 1998. Thống kê toán học trong nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Phùng Ngọc Lan, 1986. Lâm sinh học, tập 1, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Vườn quốc gia Xuân Sơn, 2013. Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2013 - 2020, Theo Quyết định số 1794/QĐ - UBND ngày 17 tháng 7 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ.

6. Connell, J. H., 1971. On the role of natural enemies in preventing competitive exclusion in some marine animals and in rain forest trees. In Dynamics of Populations. Centre for Agricultural Publishing and Documentation, pp. 298 - 310.

7. Harms, K.E., Powers, H.S. and Montgomery, R.A., 2004. Variation in small seedling density, understory cover, and resource availability in four neotropical forests, Biotropica 36, pp. 40 - 51.

8. Holl, K.D., Michael, E.L., Elenor, H.V.L., Ivan, A.S., 2000. Tropical montane forest regeneration in Costa Rica:Overcoming barriers to dispersal and establishment, Restoration ecology 8, pp. 339 - 349.

9. Janzen, D. H., 1970. Herbivores and the number of tree species in tropical forests, American Naturalist 104, pp. 501 - 528.

10. Matthew, A.S., 2000. Logs and Fern patches as recruitment sites in a tropical pasture, Restoration ecology 8, pp. 408 - 413.

11. Tamari, C., 1975. The Phenology and Seed Storage Trials of Dipterocarps, Tropical agriculture research center, Tokyo.

12. Ward, J.S., Worthley, T.E., 2000. Forest Regeneration Handbook: A guide for forest owners, harvesting practitioners, and public official

Tải xuống

Số lượt xem: 2
Tải xuống: 5

Đã Xuất bản

23-02-2024

Cách trích dẫn

[1]
Triển, N. Đắc, Long, N.T., Tuyên, N.N. và Con, T.V. 2024. ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH TỰ NHIÊN MỘT SỐ LOÀI ƯU THẾ RỪNG LÁ RỘNG THƯỜNG XANH TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết