ĐỘNG THÁI TÁI SINH TỰ NHIÊN RỪNG LÁ RỘNG THƯỜNG XANH TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ


Các tác giả

  • Nguyễn Đắc Triển Trường Đại học Hùng Vương
  • Trần Văn Con Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Bùi Thế Đồi Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Ngô Thế Long Trường Đại học Hùng Vương

Từ khóa:

Động thái tái sinh, rừng lá rộng thường xanh, Vườn Quốc gia Xuân Sơn

Tóm tắt

Kết quả theo dõi động thái rừng lá rộng thường xanh từ 3 ô tiêu chuẩn định
vị (1,0ha) tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn cho thấy có một sự tích tụ loài cây
theo thời gian, số loài mới tái sinh trong một thời gian nhất định ít hơn số
loài đã được tích tụ về thời gian ở các lớp cây có trước đó , cụ thể số loài có
sự tăng dần từ lớp cây tái sinh (CTS: D1.3<1,0cm) < tầng cây nhỏ (TCN:
1,0cm<D
1.3<10,0cm) < tầng cây cao (TCC: D
1.3≥10,0cm). Mật độ cây tái
sinh biến động rất lớn từ 24.444 đến 31.076 cây/ha. Số cây tái sinh bổ sung
trung bình là 13.418 cây/ha/năm và số cây chết là 15.977 cây/ha/năm. Cây
tái sinh có chiều cao dưới 0,5m có tỷ lệ chết hàng năm là 74,30%, và trên
1,5m là 38,3%. Trong chu kỳ theo dõi 5 năm (2007 - 2012), lượng cây tái
sinh được bổ sung từ 64 ngàn đến 69 ngàn cây/ha và có từ 73 ngàn đến 85
ngàn cây/ha cây bị chết. Số cây tái sinh chuyển lên tầng cây nhỏ biến động
từ 116 đến 382 cây/ha. Số cây chuyển ra khỏi tầng cây nhỏ để bổ sung vào
tầng cây cao từ 3 đến 43 cây/ha, số cây chết ở tầng cây nhỏ biến động từ 99
đến 184 cây/ha. Số cây chết ở tầng cây cao biến động từ 6 đến 90 cây/ha.

Tài liệu tham khảo

1. Trần Văn Con, 2010. Nghiên cứu các đặc điểm lâm học (diễn thế, cấu trúc, tổ thành, tái sinh (TS), tăng trưởng, khí hậu thuỷ văn, đất,...) của một số hệ sinh thái rừng (HSTR) tự nhiên chủ yếu ở Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Khoa học Lâm nghiệp, Hà Nội.

2. Nguyễn Thị Thu Hiền, Trần Văn Con, Trần Thị Thu Hà, 2014. “Động thái cấu trúc rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại Vườn Quốc gia Ba Bể”, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 3, tr. 3417 - 3423.

3. Vườn Quốc gia Xuân Sơn, 2013. Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2013 - 2020, theo Quyết định số 1794/QĐ - UBND ngày 17 tháng 7 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ.

4. Condit, R., P. Hubbell Stephen, V. Lafrankie James, R. Sukumar, N. Manokaran, B. Foster Robin & S. Ashton Peter, 1996. Species - Area and Species - Individual Relationships for Tropical Trees: A Comparison of Three 50 - ha Plots. Journal of Ecology 84, pp. 549 - 562.

5. Swaine, M.D. & J.B.Hall, 1983. Early succession on cleared forest land in Gahana, Journal of ecology 71, pp. 601 - 628.

6. Sheil, D., S. Jennings & P. Savill, 2000. Long - Term Permanent Plot Observations of Vegetation Dynamics in Budongo, a Ugandan Rain Forest. Journal of Tropical Ecology 16, pp.765 - 800.

7. Van Steenis. J., 1956. Basic principles of rain forest Sociology, Study of tropical vegetation proceeding of the Kandy Symposium UNESCO.

Tải xuống

Số lượt xem: 4
Tải xuống: 2

Đã Xuất bản

23-02-2024

Cách trích dẫn

[1]
Triển, N. Đắc, Con, T.V., Đồi, B.T. và Long, N.T. 2024. ĐỘNG THÁI TÁI SINH TỰ NHIÊN RỪNG LÁ RỘNG THƯỜNG XANH TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả