KHẢ NĂNG CUNG CẤP GỖ LỚN CỦA RỪNG TRỒNG KEO LÁ TRÀM 11 NĂM TUỔI Ở ĐỒNG NAI


Các tác giả

  • Nguyễn Huy Sơn Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Thanh Minh Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Rừng trồng Keo lá tràm, gỗ lớn, bón phân, mật độ, Đồng Nai

Tóm tắt

Kế thừa mô hình rừng trồng thâm canh Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) năm 2002 của đề tài cấp Nhà nước, mã số KC.06.05.NN để đánh giá khả năng cung cấp gỗ lớn sau 11 năm trồng. Khu vực thí nghiệm tại Trạm Thực nghiệm Lâm nghiệp Sông Mây (Đồng Nai), mô hình được trồng bằng giống đã được chọn lọc gồm các dòng vô tính a19, a58, a33, a147, trộn lẫn theo tỷ lệ 1:1:1:1. Bón lót khi trồng bằng phân NPK (14:8:6) kết hợp với phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh với liều lượng khác nhau. Sau 2 năm trồng kết quả cho thấy ở các công thức bón lót từ 150 - 200g NPK (14:8:6) kết hợp với 200 - 300g phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh là tốt nhất. Năm thứ 2 và năm
thứ 3, mỗi năm bón thúc 1 lần vào đầu mùa mưa, mỗi gốc cây bón 200g NPK (14:8:6) kết hợp với 200g phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh cho khả năng sinh trưởng cao nhất trong phạm vi thí nghiệm này. Rừng trồng Keo lá tràm với mật độ 1.110 cây/ha và 1.660 cây/ha, sau 11 năm mật độ còn lại trung bình từ 1.020 - 1.270 cây/ha, trữ lượng cây đứng ở cả 2 loại mật độ
xấp xỉ bằng nhau, dao động từ 300,54 - 300,87 m3/ha, trung bình đạt từ 27,32 - 27,35 m3/ha/năm. Khả năng sinh trưởng và tăng trưởng ở rừng trồng mật độ 1.110 cây/ha cao hơn khá rõ so với rừng trồng mật độ 1.660 cây/ha. Tỷ lệ gỗ lớn - gỗ xẻ ở mật độ 1.110 cây/ha cao hơn nhiều so với mật độ 1.660 cây/ha, sau 11 năm trồng ở mật độ 1.110 cây/ha đã có 48,4% số cây
có D1,3>18cm, trong khi đó ở mật độ 1.660 cây/ha chỉ có 31,4%.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Huy Sơn, 2003. Cây Keo lá tràm. Nxb. Nghệ An, 91 trang.

2. Nguyễn Huy Sơn, 2006. Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ để phát triển gỗ nguyên liệu cho xuất khẩu. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước, mã số KC.06.05.NN.

3. Nguyễn Huy Sơn và Nguyễn Thanh Minh, 2013. Cơ sở khoa học bước đầu chuyển hóa rừng trồng Keo lai cung cấp gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn ở Đông Nam bộ. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 1/2013, trang 2610 - 2618.

4. Nguyễn Hải Tuất và Nguyễn Trọng Bình, 2005. Khai thác và sử dụng SPSS để xử lý số liệu nghiên cứu trong lâm nghiệp. Nxb. Nông ngiệp.

5. Nguyễn Hải Tuất, Vũ Tiến Hình và Ngô Kim Khôi, 2006. Phân tích thống kê trong lâm nghiệp. Nxb. Nông nghiệp.

6. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2011. Giới thiệu giống cây trồng Lâm nghiệp giai đoạn 2000 - 2010.

Tải xuống

Số lượt xem: 2
Tải xuống: 1

Đã Xuất bản

23-02-2024

Cách trích dẫn

[1]
Sơn, N.H. và Minh , N.T. 2024. KHẢ NĂNG CUNG CẤP GỖ LỚN CỦA RỪNG TRỒNG KEO LÁ TRÀM 11 NĂM TUỔI Ở ĐỒNG NAI. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>