ẢNH HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NGUY CƠ CHÁY RỪNG Ở VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM


Các tác giả

  • Lê Sỹ Doanh Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Bế Minh Châu Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Biến đổi khí hậu, chỉ số Nesterop, dự báo, kịch bản, phòng cháy chữa cháy rừng

Tóm tắt

Trong khung cảnh các quá trình biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra mạnh mẽ và ngày càng phức tạp, Tây Bắc là một trong những vùng chịu tác động mạnh nhất của nước ta do đặc điểm địa hình phức tạp và trình độ phát triển còn thấp, khả năng
thích ứng kém hơn so với mặt bằng chung cả nước . Nghiên cứu này có mục tiêu làm sáng tỏ ảnh hưởng của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng ở vùng Tây Bắc. Kết quả đã xác định được chỉ số khí hậu Qi phản ánh nguy cơ cháy rừng cho khu vực Tây Bắc là: Qi = Ki*Ti*abs(Ri-100)^0,3; khi đó số ngày có nguy cơ cháy cao được xác định theo phương trình sau: Snc45 = 67,245*Qi + 0,603; với R 2= 0,5998. Tính trung bình cho
vùng Tây Bắc số ngày có nguy cơ cháy rừng cao sẽ tăng lên từ 61 ngày/năm thời kỳ 2000 tăng lên 80 ngày/năm vào thời kỳ năm 2090, như vậy sau gần 1 thế kỷ số ngày có nguy cơ cháy rừng cao đã tăng thêm khoảng 20 ngày/năm. Ở thời điểm 2090, Sơn La là tỉnh có nguy cơ cháy rừng cao nhất với 101,8 ngày/năm đứng thứ hai là Hòa Bình với 77,4 ngày/năm; thứ 3 là Điện Biên với 70,7 ngày/năm và Lai Châu là tỉnh có nguy cơ cháy thấp nhất với 55,2 ngày/năm. Trong 4 tỉnh Hòa Bình luôn là tỉnh có mùa cháy rừng bắt đầu muộn nhất vào đầu tháng 11 và Sơn La luôn là tỉnh có mùa cháy rừng bắt đầu sớm và kết thúc muộn nhất: bắt đầu vào tháng 10 và kết thúc vào
đầu tháng 4 hàng năm. Một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng ở vùng Tây Bắc được nghiên cứu đề xuất ưu tiên sử dụng cụ thể như sau: (1) Nhóm giải pháp I: Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác PCCCR; (2) - Nhóm giải pháp II: Nâng cao năng lực PCCCR tại các địa phương; (3) - Nhóm giải pháp III: Đẩy mạnh áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để nâng cao hiệu quả của công tác PCCCR.

Tài liệu tham khảo

1. Antti Kilpelainen, Seppo Kellomaki, Harri Strandman, Ari Venalainen, 2010. Impact of climate change on the risk of forest fires in Northern Finland.

2. Bế Minh Châu, 2011. Nghiên cứu xu thế ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến cháy rừng ở tỉnh Sơn La. Đề tài Cấp trường Đại học Lâm nghiệp.

3. Johann G. Goldammer, Nikola Nikolov, 2009. Climate change and forest fires risk. European and Mediterranean Workshop on climate change impact on water - related and marine risks. Murcia. 26-27 October.

4. Lê Sỹ Doanh, Vương Văn Quỳnh, 2014. Phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng theo điều kiện khí hậu ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, số 1 - 2014.

5. Phạm Ngọc Hưng, 2001. Thiên tai khô hạn cháy rừng và giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

Tải xuống

Số lượt xem: 0
Tải xuống: 0

Đã Xuất bản

23-02-2024

Cách trích dẫn

[1]
Doanh , L.S. và Châu, B.M. 2024. ẢNH HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NGUY CƠ CHÁY RỪNG Ở VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết