THỰC TRẠNG GÂY TRỒNG CÁT SÂM (Callerya speciosa Champ. ex Benth.) Ở MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC


Các tác giả

  • Hoàng Văn Thắng Viện Nghiên cứu Lâm sinh

Từ khóa:

Cát sâm, hiện trạng, phía Bắc

Tóm tắt

Cát sâm là cây dây leo thân gỗ, có rễ củ nạc, là loài cây lâm sản ngoài gỗ nằm trong danh mục 100 loài dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao để tập trung phát triển giai đoạn 2020 - 2030. Cát sâm mới được quan tâm gây trồng trong những năm gần đây. Phần lớn các mô hình đều mới được trồng thử nghiệm với diện tích từ 0,1 - 0,5 ha. Diện tích trồng rừng Cát sâm ở các tỉnh phía Bắc cũng còn rất ít, dao động trung bình từ 5 - 10 ha/tỉnh. Cát sâm đang được trồng chủ yếu theo phương thức thuần loài trên đất trống, ngoài ra cũng có một số mô hình trồng Cát sâm dưới tán rừng trồng một số loài cây khác, nhằm nâng cao giá trị gia tăng của rừng. Sinh trưởng đường kính và chiều cao của Cát sâm dao động lớn giữa các mô hình do kỹ thuật tác động khác nhau. Hầu hết các mô hình trồng Cát sâm hiện nay, sau khi trồng 1 năm đều được cắt thân ở độ cao trung bình từ 40 - 50 cm tính từ mặt đất để cây tập trung nuôi củ và sau đó mỗi năm tiến hành cắt thân thêm 2 - 3 lần, nên cây thường có chiều cao thấp. Tùy theo lập địa và cường độ thâm canh, Cát sâm trồng sau 2 - 3 tuổi chỉ đạt trung bình từ 0,9 - 1,8 kg củ/cây, ở tuổi 4 - 5 năng suất củ đạt trung bình từ 1,1 - 2,3 kg/cây và củ trong giai đoạn này trên mỗi bụi thường còn nhỏ. Một số mô hình trồng Cát sâm được chăm sóc tốt, khi khai thác ở tuổi 6 thì có thể đạt được trung bình khoảng 2,5 - 3 kg củ/cây. Từ các kết quả điều tra, phỏng vấn các thành phần liên quan đã hệ thống được các biện pháp kỹ thuật trồng Cát sâm ở các tỉnh phía Bắc. Đây là cơ sở quan trọng trong việc gây trồng Cát sâm được hiệu quả hơn trong tương lai.

Tài liệu tham khảo

Bộ Y Tế, 2019. Quyết định số 3675/QĐ-BYT ngày 20/8/2019 về việc ban hành danh mục 100 loài dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao để tập trung phát triển giai đoạn 2020 - 2030.

Đỗ Tất Lợi, 2004. “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”. Nhà xuất bản Y học.

Phạm Hoàng Hộ, 2006. “Cây có vị thuốc ở Việt Nam”. Nhà xuất bản Trẻ.

Tải xuống

Số lượt xem: 14
Tải xuống: 18

Đã Xuất bản

15-07-2024

Cách trích dẫn

[1]
Thắng, H.V. 2024. THỰC TRẠNG GÂY TRỒNG CÁT SÂM (Callerya speciosa Champ. ex Benth.) Ở MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 7 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >> 

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.