ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG MỞ RỘNG NGUỒN THU CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH SINH THÁI VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI TỈNH SƠN LA


Các tác giả

  • Trần Thị Thu Hà Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng

Từ khóa:

Chi trả dịch vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái, nuôi trồng thủy sản, Sơn La

Tóm tắt

Nghiên cứu “Đánh giá tiềm năng mở rộng nguồn thu chi trả dịch vụ môi trường rừng trong hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái và nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Sơn La” được triển khai trong bối cảnh Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với các Bộ, ngành và các đơn vị tư vấn trong việc xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 156/2018/NĐ-CP với mục tiêu cụ thể hóa một số quy định tại một số điều, khoản của Luật Lâm nghiệp, đồng thời sửa đổi một số quy định hiện hành liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), trong đó có các quy định liên quan đến 2 lĩnh vực: kinh doanh du lịch sinh thái (DLTS) và nuôi trồng thủy sản (NTTS), nhằm đảm bảo cho các quy định này có thể được thực hiện trong thực tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù có một số thuận lợi nhưng việc triển khai cơ chế chi trả DVMTR trong lĩnh vực kinh doanh DLST và NTTS tại Sơn La hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cả về cơ sở pháp lý lẫn cơ sở thực tiễn. Doanh thu DVMTR tiềm năng từ lĩnh vực DLST và NTTS được xác định lần lượt là 113 triệu đồng/năm và 410 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy việc mở rộng nguồn thu từ chi trả DVMTR trong lĩnh vực kinh doanh DLST và NTTS tại Sơn La cần được thực hiện theo một lộ trình thích hợp, trong đó giai đoạn 2023 - 2025 ưu tiên việc thực hiện chi trả DVMTR với hình thức gián tiếp; từ năm 2026 trở đi có thể tiếp tục mở rộng thêm hình thức chi trả trực tiếp khi các quy định về mặt pháp lý đối với hình thức chi trả này đã được sửa đổi, bổ sung.

Tài liệu tham khảo

Phạm TT, Trần NMH, Hoàng TL, Nguyễn QT, Nguyễn TTA, Nguyễn TVA va Trần YL, 2021. Dịch vụ hệ sinh thái rừng Việt Nam: Từ lý thuyết đến thực tiễn tại 17 tỉnh Trung du miền núi phía Bắc. Báo cáo kỹ thuật 274. Bogor, Indonesia: CIFOR

Quỹ Bảo vệ và phát triển Rừng Việt Nam, 2022. Khái quát tình hình triển khai chính sách chi trả DVMTR, Bài trình bày trong hội thảo “Chi trả Dịch vụ môi trường rừng trong hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản” do Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức ngày 21/10/2022 tại Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La, 2022. Phương án phát triển hệ thống du lịch tỉnh Sơn La thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Báo cáo “Quy hoạch tỉnh Sơn La thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, tỉnh Sơn La.

Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Sơn La, 2022. Đề án “Phát triển Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu đủ điều kiện công nhận vào năm 2025”, tỉnh Sơn La.

Tổng cục Lâm nghiệp, 2022. Góp ý về hồ sơ Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Lâm nghiệp, Hội thảo quốc gia ngày 22/10/2022, Hà Nội.

Tải xuống

Số lượt xem: 15
Tải xuống: 3

Đã Xuất bản

01-06-2024

Cách trích dẫn

[1]
Hà, T.T.T. 2024. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG MỞ RỘNG NGUỒN THU CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH SINH THÁI VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI TỈNH SƠN LA. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 6 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>