NGHIÊN CỨU CHỌN LỌC DÒNG VÔ TÍNH BẠCH ĐÀN LAI SINH TRƯỞNG NHANH TẠI MƯỜNG ẢNG, ĐIỆN BIÊN


Các tác giả

  • Nguyễn Đức Kiên Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
  • Đỗ Hữu Sơn Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
  • Lã Trường Giang Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
  • Ngô Văn Chính Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Bạch đàn lai, chất lượng thân cây, dòng vô tính, năng suất, sinh trưởng.

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm chọn lọc được các giống bạch đàn lai mới có sinh trưởng nhanh, chất lượng
thân cây tốt phục vụ trồng rừng gỗ lớn ở vùng Tây Bắc. Nghiên cứu được tiến hành tại khảo nghiệm dòng vô
tính bạch đàn lai gồm 40 dòng, trồng năm 2020 tại Mường Ảng, Điện Biên. Kết quả đánh giá ở giai đoạn 27
tháng tuổi cho thấy có sự sai khác rõ rệt về các chỉ tiêu sinh trưởng, chất lượng thân cây và tỷ lệ sống giữa các
dòng vô tính. Tương quan di truyền giữa chỉ tiêu chiều cao và đường kính ngang ngực là tương quan chặt
(0,87 ± 0,05), trong khi đó tương quan giữa chỉ tiêu độ thẳng thân và đường kính ngang ngực ở mức yếu (0,34
± 0,18). Ba dòng mới UG110, UG131 và UG134 được chọn lọc có năng suất đạt từ 20,3 đến 26,1 m
3
/ha/năm
và vượt từ 61,1% đến 107,1% so với trung bình khảo nghiệm. Các dòng này có thân thẳng, cành nhánh nhỏ
với chỉ tiêu chất lượng thân cây tổng hợp cao, từ 4,2 đến 4,5 điểm. Đây là những dòng rất có triển vọng để
công nhận giống mới phục vụ trồng rừng gỗ lớn tại vùng Tây Bắc Bộ

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2017. Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8761 - 1:2017 về Giống cây lâm nghiệp - Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2021. Thông tư số 22/2021/TT-BNNPTNT, ngày 29 tháng 12 năm 2021.

3. Phi Hong Hai, 2009. Genetic improvement of plantation-grown Acacia auriculiformis for sawn timberproduction. Doctoral Thesis. Swedish University of Agricultural Sciences, Uppsala.

4. Vũ Tiến Hinh, 2012. Điều tra rừng (Giáo trình dùng cho sau đại học). Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 204 trang.

5. Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng, 2003. Giống cây rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 304 trang.

6. Đỗ Hữu Sơn, 2021. Báo cáo sơ kết đề tài, đề tài “Nghiên cứu chọn giống bạch đàn để trồng rừng gỗ lớn cho vùng cao Tây Bắc” giai đoạn 2019 - 2023. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

7. Tổng cục Lâm nghiệp, 2020. Báo cáo kết quả trồng và bảo vệ rừng năm 2020.

8. Hà Huy Thịnh, 2010. Báo cáo tổng kết đề tài giai đoạn 2006 - 2010, đề tài “Nghiên cứu cải thiện giống nhằm tăng năng suất, chất lượng cho một số loài cây trồng rừng chủ lực”. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việ t Nam.

9. Hà Huy Thịnh, 2015. Báo cáo tổng kết đề tài giai đoạn 2011 - 2015, đề tài “Nghiên cứu cải thiện giống nhằm tăng năng suất, chất lượng cho một số loài cây trồng rừng chủ lực”. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

10. Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên, 2019. Quyết định số 944/QĐ-UBND, ngày 02 tháng 10 năm 2019.

11. Williams ER, Matheson AC, Harwood CE, 2002. Experimental Design and Analysis for Tree Improvement, 2nd edition. CSIRO publishing, Canberra. ISBN 978 - 0 - 643 - 09013 - 2.

Tải xuống

Số lượt xem: 4
Tải xuống: 0

Đã Xuất bản

22-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Kiên, N. Đức, Sơn, Đỗ H., Giang, L.T. và Chính, N.V. 2024. NGHIÊN CỨU CHỌN LỌC DÒNG VÔ TÍNH BẠCH ĐÀN LAI SINH TRƯỞNG NHANH TẠI MƯỜNG ẢNG, ĐIỆN BIÊN. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2 3 

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.