NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY MÙ U (Calophyllum inophyllum L.) BẰNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP


Các tác giả

  • Nguyễn Trọng Tài Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ
  • Trần Hữu Biển Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ
  • Phùng Văn Tỉnh Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ
  • Nguyễn Thị Hiếu Trường Đại học Lâm nghiệp Phân hiệu tại tỉnh Đồng Nai

Từ khóa:

Mù u,, mùa vụ,, phương pháp ghép

Tóm tắt

Mù u là một loài cây nhiệt đới được tìm thấy ở 38 quốc gia trải dài từ Đông
Phi đến Đông Nam Á, châu Đại Dương và Nam Thái Bình Dương. Mù u là
một trong những cây đa mục đích và có giá trị kinh tế với vùng ven biển
nhiệt đới. Loài này thường được trồng làm cây ven đường để lấy bóng mát
và chắn gió nhờ tán rộng; bên cạnh đó gỗ loài này còn có thể sử dụng trong
đóng tàu thuyền. Một giá trị quan trọng khác của cây Mù u là cung cấp dầu
ép từ quả sử dụng trong y học. Nghiên cứu nhân giống vô tính cho các kiểu
gen tốt là việc làm có ý nghĩa trong việc phát triển loài cây đa mục đích
này. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứu cụ thể nào về các phương
pháp nhân giống ở nước ta. Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định phương
pháp ghép và thời vụ tốt nhất trong nhân giống Mù u. Với 3 phương pháp
ghép nêm, áp và mắt cho thấy, phương pháp ghép mắt là phương pháp tốt
nhất để ghép Mù u với tỷ lệ sống đạt 57%, tỷ lệ bật chồi đạt 54% và chiều
cao chồi ghép đạt 10,8 cm sau 60 ngày ghép. Mùa vụ ghép có ảnh hưởng rõ
rệt đến tỷ lệ sống và tỷ lệ bật chồi của chồi ghép Mù u (P-value < 0,001).
Ghép cây vào mùa khô cho kết quả tốt hơn với tỷ lệ sống đạt 63,8%, tỷ lệ
bật chồi đạt 60,5% và chiều cao chồi ghép đạt 11,2 cm.

Tài liệu tham khảo

1. Võ Văn Chi, 1997. Từ điển Cây thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, TP. Hồ Chí Minh, trang 770 - 771.

2. Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam. Nhà xuất bản Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, pp. 457.

3. Nguyễn Văn Phong, 2018. Ứng dụng kĩ thuật ghép trong nhân giống Dẻ trùng khánh (Castanea mollisima

Blume). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, số 3, trang 129 - 135.

4. Prabakaran K. and Britto S.J., 2012. Biology, agroforestry and medicinal value of Calophyllum inophyllum L. (Clusiacea): a review. International Journal of Natural Products Research. 1 (2). P. 2 4 - 33.

5. Adinugraha H.A., 2021. The growth of Calophyllum inophyllum scions taken from provenance seed stand in wonogiri, central java. Jurnal WASIAN Vol.8 No.1 Tahun 2021:01 - 09

Tải xuống

Số lượt xem: 5
Tải xuống: 0

Đã Xuất bản

22-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Tài, N.T., Biển, T.H., Tỉnh, P.V. và Hiếu , N.T. 2024. NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY MÙ U (Calophyllum inophyllum L.) BẰNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết