ẢNH HƯỞNG CỦA CHIỀU CAO GỐC CẮT VÀ PHƯƠNG THỨC ĐỂ LẠI G ỐC CẮT ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÀNH GHÉP CÁC GIỐNG SỞ TẠI NGH Ệ AN VÀ QUẢNG NINH


Các tác giả

  • Hoàng Văn Thành Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Trần Hồng Vân Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Hà Thị Mai Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Phạm Đình Sâm Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Hoàng Thị Nhung Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Nguyễn Hữu Thịnh Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Hồ Trung Lương Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Nguyễn Thanh Sơn Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Nguyễn Thanh Sơn Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Hoàng Văn Thắng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Cao Văn Lạng 2 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Ghép đổi tán,, Sở chè, Sở lê

Tóm tắt

Hiện nay nhiều diện tích rừng trồng sở lâu năm ở các địa phương đã bị
thoái hóa nên năng suất, chất lượng quả, hạt ngày càng giảm, dẫn đến hiệu
quả kinh tế không cao. Để nâng cao năng suất và chất lượng các rừng trồng
sở này, việc ghép đổi tán là giải pháp nhanh cho thu hoạch với năng suất và
chất lượng cao hơn. Kết quả nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật ghép đổi
tán cho các giống sở bằng phương pháp cắt gốc cây mẹ ở các độ cao gốc
cắt khác nhau và phương thức cắt gốc cây mẹ khác nhau để tạo chồi ghép
đã cho thấy: cành ghép trong các thí nghiệm đều sinh trưởng phát triển
tương đối tốt và bước đầu cho thấy rất có triển vọng trong việc phục tráng
các rừng sở già cỗi, đã bị thoái hóa. Sau 24 tháng ghép, cành ghép của các
giống sở trong thí nghiệm có tỷ lệ sống trung bình dao động từ 81,19 -90,63% và không có sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm. Cành ghép
của cả hai giống sở trong các công thức thí nghiệm đều cho sinh trưởng và
phát triển tương đối tốt và đã có sự khác nhau giữa các công thức thí
nghiệm. Với cả hai giống Sở chè và Sở lê thì công thức để lại chiều cao gốc
cắt 1,5 m và công thức cắt gốc cây mẹ theo đám cho sinh trưởng của cành
ghép đạt tốt nhất. Mặc dù thời gian ghép mới được 2 năm nhưng một số
cành ghép trong các công thức thí nghiệm của cả hai giống sở đều đã ra
hoa, đặc biệt là trong thí nghiệm về chiều cao cắt gốc cây mẹ. Giống Sở chè
cho tỷ lệ số cành ghép ra hoa từ 8,52 - 17,15% và chưa đậu quả, tỷ lệ cành
số ghép Sở lê ra hoa trung bình dao động từ 23,33 - 34,80% với tỷ lệ cành
có quả là 3,8%. Trong khi đó, ở thí nghiệm về phương thức cắt gốc cây mẹ
chỉ duy nhất trong công thức cắt toàn bộ cây mẹ theo đám để tạo gốc ghép
có 5% số cành ghép đã ra hoa nhưng chưa đậu quả

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Quang Khải, Cao Quang Nghĩa, Bùi Thanh Hằng, Lương Thế Dũng, Đặng Thịnh Triều, 2004. Nghiên cứu bổ sung một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh chủ yếu tạo rừng sở để cung cấp nguyên liệu cho sản xuất dầu thực phẩm và kết hợp phòng hộ. Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Khoa học Lâm ngiệp Việt Nam, Hà Nội.

2. Hoàng Văn Thắng, Nguyễn Quang Khải, Nguyễn Bá Văn, Bùi Thanh Hằng, Nguyễn Văn Thịnh, 2011. Nghiên cứu chọn giống và biện pháp kỹ thuật trồng rừng Sở thâm canh cho vùng Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ. Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 92 trang.

3. Hoàng Văn Thắng, 2013. Nghiên cứu một số cơ sở khoa học và các biện pháp kỹ thuật trồng rừng sở (Camelliaspp.) theo hướng lấy quả. Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

4. Hoàng Văn Thắng, 2016. Khai thác và phát triển nguồn gen cây Sở (Camellia sasanqua Thunb.). Báo cáo tổng kết nhiệm vụ quỹ gen cấp quốc gia. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Tải xuống

Số lượt xem: 7
Tải xuống: 0

Đã Xuất bản

22-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Thành, H.V., Vân, T.H., Mai, H.T., Sâm, P. Đình, Nhung, H.T., Thịnh, N.H., Lương, H.T., Sơn, N.T., Sơn, N.T., Thắng, H.V. và Lạng, C.V. 2024. ẢNH HƯỞNG CỦA CHIỀU CAO GỐC CẮT VÀ PHƯƠNG THỨC ĐỂ LẠI G ỐC CẮT ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÀNH GHÉP CÁC GIỐNG SỞ TẠI NGH Ệ AN VÀ QUẢNG NINH. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 6 > >> 

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.