NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG HỆ THỰC VẬT RỪNG TẠI KHU RỪNG ĐẶC DỤNG XUÂN NHA, TỈNH SƠN LA VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC


Các tác giả

  • Đinh Công Trình Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc
  • Nguyễn Duy Khánh Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc
  • Nguyễn Văn Hùng Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc
  • Hà Văn Tiệp Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc
  • Hoàng Thanh Sơn Viện Nghiên cứu Lâm sinh

Từ khóa:

: Bảo tồn,, đa dạng,, hệ thực vật,, Xuân Nha

Tóm tắt

Kết quả điều tra đa dạng thực vật tại khu rừng đặc dụng Xuân Nha, tỉnh Sơn La đã ghi nhận được 1.131 loài thực vật, thuộc 5 ngành thực vật (ngành Thông đất, ngành Dương xỉ, ngành Cỏ thấp bút, ngành Thông và ngành Hạt kín), với 12 nhóm dạng sống khác nhau, trong đó cây gỗ là nhóm có số lượng loài lớn nhất với 438 loài chiếm 38,73% tổng số loài điều tra, có 63 loài, 22 chi, 4 họ là phát hiện mới so với danh mục loài đã công bố tại khu vực nghiên cứu năm 2017. Xác định được 904 loài thuộc 18 yếu tố địa lý thực vật khác nhau, còn lại 227 loài thuộc nhóm chưa xác định. Ghi nhận được 21 loài trong Sách Đỏ Việt Nam, 42 loài trong Nghị định 06/NĐ-CP và 26 loài có giá trị bảo tồn trong Danh lục Đỏ thế giới IUCN và phát hiện 2 loài bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam, 3 loài mới cho hệ thực vật Việt Nam và thế giới. Kết quả nghiên cứu cũng xác định được các mối đe dọa đến sự đa dạng hệ thực vật và đề xuất các giải pháp bảo tồn cho Khu rừng đặc dụng Xuân Nha

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Tiến Bân, chủ biên, 2003. Danh lục các loài thực vật Việt Nam (tập 2), NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Lê Trần Chấn, 1999. Những đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007. Sách Đỏ Việt Nam. Phần II. Thực vật. NXB. Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

4. The IUCN, 2019. Red List of Threatened Species. IUCN, Gland, Switzerland.

5. Nghị định 06/2019/NĐ-CP, 2019. Quản lý động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi các công ước quốc tế về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

6. Đinh Thị Hoa và Hoàng Văn Sâm, 2016. Đặc điểm hệ thực vật ở Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, tỉnh Sơn La. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, số 2.

7. Nguyễn Văn Huy, 2003. Đặc điểm tài nguyên thực vật Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, Báo cáo Chuyên đề, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

8. Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam, tập 1, 2, 3, NXB Trẻ, TP HCM.

9. Trần Đình Lý, 1993. 1900 loài cây có ích ở Việt Nam, NXB Thế giới.

10. Võ Văn Chi, 2012. Từ điển cây thuốcViệt Nam, Tập 2, NXB Y học, Hà Nội.

11. WWF Vietnam Country Programme, 2008. Vietnam High Conservation Value Forest Toolkit. Hanoi. WWF Vietnam Country Programme

Tải xuống

Số lượt xem: 14
Tải xuống: 20

Đã Xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Trình, Đinh C., Khánh, N.D., Hùng, N.V., Tiệp, H.V. và Sơn, H.T. 2024. NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG HỆ THỰC VẬT RỪNG TẠI KHU RỪNG ĐẶC DỤNG XUÂN NHA, TỈNH SƠN LA VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 5 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2 3 > >>