THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ CÁC GIẢI PHÁP TỔNG HỢP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG RỪNG PHÒNG HỘ VÀ RỪNG ĐẶC DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI


Các tác giả

  • Phạm Đôn Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Kỹ thuật lâm sinh
  • Bùi Kiều Hưng Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Kỹ thuật lâm sinh
  • Phan Thị Luyến Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Kỹ thuật lâm sinh
  • Tạ Nhật Vượng Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Kỹ thuật lâm sinh
  • Võ Đại Hải Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, quản lý rừng, Thành phố Hà Nội

Tóm tắt

Diện tích rừng phòng hộ và rừng đặc dụng ở Thành phố Hà Nội tuy không lớn nhưng có vai trò rất quan trọng trong việc tạo dựng cảnh quan và bảo vệ môi trường sinh thái. Các khu rừng phòng hộ và đặc dụng tại Hà Nội đều có giá trị đặc biệt về cảnh quan gắn liền với các khu di tích lịch sử, văn hóa quan trọng được ưu tiên bảo vệ của Thủ đô như khu di tích Đền Gióng; di tích Đền Thượng, Đền thờ Bác Hồ; Di tích và Thắng cảnh Hương Sơn,... rừng phòng hộ và rừng đặc dụng trên Thành phố Hà Nội đã được phân cấp quản lý theo các quy định của Nhà nước và của Thành phố Hà Nội. Về cơ bản rừng đã được quản lý đúng mục đích theo các chính sách hiện hành và phát huy được chức năng, hiệu quả của rừng. Để quản lý và phát triển rừng phòng hộ và rừng đặc dụng trên địa bàn TP. Hà Nội bền vững cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, trong đó chú trọng vào cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khoán bảo vệ rừng, chính sách khoa học, công nghệ gắn với bảo tồn và phát triển bền vững rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, chi trả dịch vụ môi trường rừng, phát triển du lịch sinh thái, thuê môi trường rừng,...

Tài liệu tham khảo

1. Trần Văn Con, 2015. Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp phục hồi và quản lý hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn ở Tây Nguyên. Báo cáo Đề tài TN3/T27. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

2. Võ Đại Hải, 2009. Những vấn đề thực tiễn trong xây dựng, quản lý và phát triển rừng phòng hộ ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương, 2009. Xây dựng tiêu chí và xác định rừng phòng hộ đầu nguồn bị thoái hóa nghiêm trọng. Báo cáo tổng kết đề tài. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

4. UBND Thành phố Hà Nội, 2021. Quyết định số 1002/QĐ-UBND ngày 01/03/2021 của UBND Thành phố Hà Nội Về việc công bố hiện trạng rừng Thành phố Hà Nội năm 2020.

Tải xuống

Số lượt xem: 8
Tải xuống: 4

Đã Xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Đôn, P., Hưng, B.K., Luyến, P.T., Vượng, T.N. và Hải, V. Đại 2024. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ CÁC GIẢI PHÁP TỔNG HỢP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG RỪNG PHÒNG HỘ VÀ RỪNG ĐẶC DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 5 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 > >>