SINH TRƯỞNG CỦA KEO LÁ TRÀM TRONG CÁC MÔ HÌNH KHẢO NGHIỆM GIỐNG VÀ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG CUNG CẤP GỖ LỚN TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ


Các tác giả

  • Vũ Đức Bình`` Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Nguyễn Thị Thanh Nga Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Phạm Xuân Đỉnh Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Lê Thị Như Nguyệt Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Trần Thị Tường Vân Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Lê Xuân Toàn Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Lê Thị Tuyết Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Nguyễn Thị Thảo Trang Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Nguyễn Tùng Lâm Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Hoàng Văn Tuấn Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ

Từ khóa:

Gỗ lớn, Keo lá tràm,, kỹ thuật lâm sinh

Tóm tắt

Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống và lâm sinh xây dựng mô hình rừng trồng Keo lá tràm cung cấp gỗ lớn tại Quảng Trị do Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ thực hiện từ 2017 - 2021. Sau 50 tháng tuổi, các mô hình thí nghiệm đều có sinh trưởng và phát triển tốt, đồng đều, tỷ lệ sống cao (>90%). Kết quả đánh giá khảo nghiệm các dòng vô tính Keo lá tràm cho thấy có sự sai khác rõ rệt về sinh trưởng đường kính, chiều cao và các chỉ tiêu chất lượng. Năng suất trung bình toàn khảo nghiệm đạt 20,4 m 3 /ha/năm, dao động từ 18,7 đến 23,6 m 3 /ha/năm. Năng suất của 4 dòng gồm Clt26, Clt43, Clt57, Clt7 đều đạt trên 20 m 3 /ha/năm và đã chứng tỏ có triển vọng về sinh trưởng và chất lượng đối với vùng đất đồi núi tỉnh Quảng Trị. Mô hình Keo lá tràm mô có sinh trưởng tốt hơn so với mô hình Keo lá tràm hom. Tuy nhiên, về chỉ tiêu chất lượng thân cây thì không có sự sai khác rõ rệt giữa hai loại mô hình này. Năng suất trung bình của mô hình Keo lá tràm mô và Keo lá tràm hom đạt tương ứng là 20,7 m 3 /ha/năm và 19,2 m 3 /ha/năm

Tài liệu tham khảo

1. Lê Đình Khả và Dương Mộng Hùng, 1998. Giáo trình giống cây rừng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2003. Phát triển các loài keo acacia ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Pinyopusarerk, K., 1990. Acacia auriculiformis: An Annotated Bibliography. Winrock International -F/FRED and ACIAR, Bangkok, Thailand.

4. UBND tỉnh Quảng Trị, 2019. Đề án phát triển rừng trồng kinh doanh gỗ lớn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2019 -2025, định hướng đến năm 2030 (Ban hành kèm Quyếtđịnh số 3570/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2019 của UBND tỉnh Quảng Trị)

Tải xuống

Số lượt xem: 8
Tải xuống: 2

Đã Xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Bình``, V. Đức, Nga, N.T.T., Đỉnh, P.X., Nguyệt, L.T.N., Vân, T.T.T., Toàn, L.X., Tuyết, L.T., Trang, N.T.T., Lâm, N.T. và Tuấn, H.V. 2024. SINH TRƯỞNG CỦA KEO LÁ TRÀM TRONG CÁC MÔ HÌNH KHẢO NGHIỆM GIỐNG VÀ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG CUNG CẤP GỖ LỚN TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 5 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2