KẾT QUẢ DI THỰC SÂM NGỌC LINH Ở VIỆT NAM


Các tác giả

  • Phạm Duy Long Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng
  • Đào Ngọc Quang Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng
  • Lê Văn Bình`` Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng
  • Đặng Như Quỳnh Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng
  • Nguyễn Minh Chí Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng
  • Trịnh Minh Quý Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện Nam Trà My
  • Nguyễn Mạnh Tuấn Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện Nam Trà My

Từ khóa:

Di thực, nhân giống, gây trồng,, Panax vietnamensis,, Sâm ngọc linh

Tóm tắt

Sâm ngọc linh phân bố tự nhiên tại vùng núi Ngọc Linh, tập trung ở độ cao từ 1.700 - 2.200 m. Đây là một trong 5 loại nhân sâm có giá trị nhất thế giới và đang rất được ưa chuộng trên thị trường dược liệu. Để mở rộng vùng trồng, hoạt động di thực cây Sâm ngọc linh đã được triển khai ở nhiều nơi và có những kết quả khả quan. Sâm ngọc linh đã được di thực thành công ở độ cao 1.500 - 1.700 m thuộc vùng núi Ngọc Linh. Đã di thực thành công ra ngoài vùng núi Ngọc Linh, trong đó cây trồng tại huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum sinh trưởng phát triển tốt, khối lượng củ gần tương đương với nơi phân bố tự nhiên. Bước đầu di thực thành công tại huyện Lạc Dương - tỉnh Lâm Đồng, huyện Tam Đảo - tỉnh Vĩnh Phúc, thị xã Sa Pa - tỉnh Lào Cai, huyện An Lão - tỉnh Bình Định, huyện Hướng Hóa - tỉnh Quảng Trị và huyện Khánh Vĩnh - tỉnh Khánh Hòa. Đặc biệt, cây Sâm ngọc linh sinh trưởng và phát triển rất tốt ở Lạc Dương, Lâm Đồng và Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Việc di thực Sâm ngọc linh ra ngoài nơi phân bố tự nhiên có thể thành công nhưng cần hoàn thiện kỹ thuật trồng phù hợp cho từng địa điểm di thực cụ th

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Tiến Bân, 1996. Sách đỏ Việt Nam, tập 2 - Phần thực vật, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 204 - 208.

2. Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Văn Bộ, Phan Thuý Hiền, Trần Minh Tiến, Dương Thanh Lâm, Nguyễn Xuân Nam, Nguyễn Minh Khởi, 2016. Bước đầu đánh giá khả năng di thực Sâm ngọc linh tại một số vùng có điều kiện sinh thái tương tự núi Ngọc Linh. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 3 - 4: 102 - 108.

3. Bộ Y tế, 2003. Hội thảo Bảo tồn và phát triển cây Sâm Việt Nam. Tam Kỳ - Quảng Nam.

4. Nguyễn Thượng Dong, Trần Công Luận, Nguyễn Thị Thu Hương, 2007. Sâm Việt Nam và một số cây thuốc thuộc họ Sâm. NXB Khoa học Kỹ thuật.

5. Phan Công Du, Nguyễn Lê Quốc Hùng, Hoàng Thanh Tùng, Đỗ Mạnh Cường, Lê Xuân Thám, Dương Tấn Nhựt, 2019. Nghiên cứu điều kiện nuôi trồng cây Sâm ngọc linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) in vitro ở điều kiện nhà kính và tự nhiên tại Lâm Đồng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 6(12): 26 - 31.

6. Vũ Quang Giảng, 2015. Nghiên cứu trồng thử nghiệm cây Sâm ngọc linh tại tỉnh Điện Biên. Báo cáo tổng kết đề tài. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu, 119 trang.

7. Ha, T. D, & Grushvitski, I. V., 1985. A new species of the genus Panax (Araliaceae) from Vietnam. Botanicheskii Zhurnal., 70: 519 - 522.

8. Phan Thúy Hiền, 2019. Nghiên cứu phát triển trồng Sâm ngọc linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) tại một số khu vực có điều kiện sinh thái tương tự núi Ngọc Linh. Báo cáo tổng kết đề tài. Bộ Khoa học và Công nghệ, 148 trang.

9. Lâm Quang Huy, 2022. Cây Sâm ngọc linh phát triển tốt ở Quảng Trị. nhandan.vn. Truy cập ngày 16/7/2022.

10. Lào Cai, 2022. Nhân giống thành công Sâm ngọc linh tại Sa Pa. baolaocai.vn. Truy cập ngày 16/7/2022.

11. Bích Liên, 2018. Di thực cây Sâm ngọc linh: Hiệu quả chưa như mong đợi. baoquangnam.vn. Truy cập ngày 16/7/2022.

12. Đào Kim Long và Nguyễn Châu Giang, 1991. Sơ lược quá trình phát hiện cây sâm đốt trúc ở vùng núi Ngọc Linh (Kon Tum), Tập bài viết về lịch sử ngành Dược khu 5 và tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, Liên chi hội Dược học tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng xuất bản, 138 - 146

13. Nhut, D. T., Tung, H. T., Hien, V. T., Nam, N. B., Huy, N. P., & Luan, V. Q., 2016. Assessment of the possibility of flowering, fruiting and saponin accumulation of somatic embryo-derived Panax vietnamensisplants growing in Kon Tum and Quang Nam. Journal of Biotechnology, 14(1A): 263 - 268.

14. Dương Tấn Nhựt, 2010. Báo cáo tổng kết dự án nghiên cứu nhân giống vô tính và sản xuất sinh khối rễ Sâm ngọc linh 2006 - 2010, Sở KH&CN tỉnh Kontum.

15. Đặng Ngọc Phái, Nguyễn Như Chính, Nguyễn Minh Đức, Trần Thị Vi Cầm, Lê Thế Tùng, Nguyễn Minh Cang, 2002. Tình hình trồng trọt - phát triển cây sâm Việt Nam và một số kết quả nghiên cứu về cây sâm Việt Nam”, Tạp chi Y học TP Hồ Chi Minh, 6: 12 - 18.

16. Đinh Văn Phê, Lê Thị Cẩm Nhung, Chu Đức Hà, Nguyễn Văn Nam, Lê Hùng Lĩnh, 2020. Tình hình phát triển cây giống Sâm ngọc linh tại tỉnh Quảng Nam và Kon Tum. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, 3(112): 122 - 126.

17. Phong, T. H., Tung, H. T., Khai, H. D., Anh, T. T. L., Mai, N. T. N., Luan, V. Q., ... & Nhut, D. T., 2022. Tetraploid induction through somatic embryogenesis in Panax vietnamensis Ha et Grushv. by colchicine treatment. Scientia Horticulturae, 303: 111254.

18. Nguyễn Đình Thành, Dương Tấn Nhựt, Lê Quang Thọ, 2013. Kết quả bước đầu trồng thử nghiệm cây Sâm ngọc linh dưới tán rừng tự nhiên ở Bình Định. Thông tin Khoa học & Công nghệ Bình Định, 6: 6 - 8.

19. Đỗ Anh Thy, 2022. Nghiên cứu trồng thử nghiệm cây Sâm ngọc linh tại KBTTN Hòn Bà. Báo cáo tổng kết đề tài, Sở Khoa học và Công nghệ Khánh Hòa, 101 trang.

20. UBND tỉnh Kon Tum, 2022. Chương trình bảo tồn dược liệu quý Sâm ngọc linh. Kế hoạch số 1034/KH-UBND ngày 14 tháng 4 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

21. UBND tỉnh Quảng Nam, 2016. Quy hoạch bảo tồn và phát triển cây Sâm ngọc linh trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2030.

22. Trần Út, 2019. Nghiên cứu biện pháp canh tác và quản lý dịch hại hợp lý nhằm phát triển cây Sâm ngọc linh tại Quảng Nam. Báo cáo tổng kết đề tài, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Nam, 86 trang.

23. Van Le, T. H., Lee, G. J., Vu, H. K. L., Kwon, S. W., Nguyen, N. K., Park, J. H., & Nguyen, M. D., 2015. Ginseng saponins in different parts of Panax vietnamensis. Chemical and Pharmaceutical Bulletin, 63(11): 950 - 954.

24. Viện Dược liệu, 2013. Bước đầu di thực Sâm ngọc linh tại Tam Đảo - Vĩnh Phúc. Tạp chí Dược liệu, 18: 1 - 8.

25. Trúc Văn, 2022. Di thực Sâm ngọc linh về Núi Chúa. baoquangnam.vn. Truy cập ngày 16/7/2022.

26. Lê Xuân Vị, 2021. Nghiên cứu ứng dụng biện pháp sinh học để quản lý sâu bệnh hại cây Sâm ngọc linh tại Quảng Nam. Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Bảo vệ thực vật, 122 trang.

27. Yamasaki, K., 2000. Bioactive saponins in Vietnamese ginseng, Panax vietnamensis. Pharmaceutical biology, 38(1): 16 -

Tải xuống

Số lượt xem: 25
Tải xuống: 7

Đã Xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Long, P.D., Quang, Đào N., Bình``, L.V., Quỳnh, Đặng N., Chí, N.M., Quý, T.M. và Tuấn, N.M. 2024. KẾT QUẢ DI THỰC SÂM NGỌC LINH Ở VIỆT NAM. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết