ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT RỪNG TRỒNG BẠCH ĐÀN TẠI T ỈNH QUẢNG NINH


Các tác giả

  • Cao Văn Lạng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Phạm Văn Viện Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Vũ Duy Văn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh
  • Vũ Duy Văn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh
  • Lâm Văn Phong Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ninh
  • Phạm Đình Sâm Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Hoàng Văn Thành Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Hoàng Văn Thành Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Dương Quang Trung Viện Nghiên cứu Lâm sinh

Từ khóa:

Bạch đàn, sinh trưởng, ăng suấ, Quảng Ninh

Tóm tắt

Bạch đàn là một trong các loài cây trồng rừng phổ biến của tỉnh Quảng Ninh,
với tổng diện tích đến năm 2020 là 18.087,7 ha, chiếm 7,3% tổng diện tích rừng
trồng toàn tỉnh. Bạch đàn được đưa vào trồng rừng ở tất cả 13 huyện, thị xã,
thành phố của tỉnh, trong đó nhiều nhất ở huyện Vân Đồn là 6.251,7 ha và thị xã
Đông Triều là 5.645,8 ha. Rừng trồng bạch đàn trên địa bàn tỉnh có lượng tăng
trưởng bình quân hàng năm về đường kính D1,3 (cm) và chiều cao Hvn (m)
đạt giá trị tương ứng 3,0 cm/năm và 3,8 m/năm đối với cấp tuổi 1 (1 - 3 tuổi);
2,2 cm/năm và 2,7 m/năm đối với cấp tuổi 2 (4 - 6 tuổi); 1,1 cm/năm và 1,8
m/năm đối với cấp tuổi 3 (7 - 9 tuổi). Trữ lượng rừng trồng bạch đàn ở tuổi khai
thác phổ biến (5 - 7 tuổi) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có sự biến động lớn, dao
động từ 80,0 - 130,3 m
3
/ha, tương đương lượng tăng trưởng bình quân hàng năm
về trữ lượng dao động từ 14,2 - 23,3 m
3
/ha/năm, trung bình của toàn tỉnh đạt
100,8 m
3
/ha. Tỷ lệ số cây bị sâu, bệnh hại trong các rừng trồng bạch đàn trung
bình là 20,1%. Tuy nhiên, mức độ phát triển của sâu, bệnh hại chưa thực sự
nghiêm trọng khi đa số cây bị hại chỉ ở mức gây hại cấp 1 (tỷ lệ tán lá bị sâu,
bệnh ≤ 25% hoặc tỷ lệ cành bị sâu, bệnh ≤ 10%) chiếm 19,2%

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2021: Quyết định số 1558/QĐ-BNN-TCLN ngày 13/4/2021 về việc Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2020.

2. Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ninh, 2021. Báo cáo kết quả theo dõi diễn biến rừng năm 2020.

3. Hoàng Văn Thắng, Cao Văn Lạng, Phạm Văn Viện, Lê Văn Quang, Phạm Thế Tấn, 2020. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “Điều tra, đánh giá các mô hình rừng trồng và đề xuất danh mục loài cây bản địa cung cấp gỗ lớn có giá trị cao ở Quảng Ninh”, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

4. Phạm Quang Thu, 2016: “Kết quả nghiên cứu thành phần sâu, bệnh hại một sốloài cây trồng rừng chính tại Việt Nam”. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, (1), tr4257 - 4264

Tải xuống

Số lượt xem: 9
Tải xuống: 2

Đã Xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Lạng, C.V., Viện, P.V., Văn, V.D., Văn, V.D., Phong, L.V., Sâm, P. Đình, Thành, H.V., Thành, H.V. và Trung, D.Q. 2024. ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT RỪNG TRỒNG BẠCH ĐÀN TẠI T ỈNH QUẢNG NINH. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết