SINH KHỐI VÀ TÍCH LŨY DINH DƯỠNG KHOÁNG CỦA CÂY HUỶNH (Tarrietia javanica Blume) Ở CÁC TUỔI KHÁC NHAU


Các tác giả

  • Vũ Đức Bình`` Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Phạm Xuân Đỉnh Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Phạm Tiến Hùng Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Nguyễn Thị Liệu Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Nguyễn Hải Thành Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Nguyễn Hải Thành Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Hà Văn Thiện Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Lê Công Định Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Nguyễn Thị Thanh Nga Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Lê Xuân Toàn Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Lê Xuân Toàn Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Nguyễn Thị Kim Vui Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Trần Anh Trung Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Nguyễn Xuân Tùng Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ

Từ khóa:

Dinh dưỡng, cây Huỷnh, sinh khối, rừng trồng

Tóm tắt

Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu xác định sinh khối và khả năng tích lũy
dinh dưỡng khoáng của cây Huỷnh từ 1 đến 5 năm tuổi. Nghiên cứu đã sử dụng
phương pháp cây tiêu chuẩn để thu mẫu sinh khối và phân tích khả năng tích lũy
các thành phần dinh dưỡng chính gồm N, P2O5, K2O trong cây. Kết quả chỉ ra
rằng, khi tuổi cây tăng lên thì sinh khối tươi của Huỷnh đã tăng lên đáng kể. Tại
tuổi 1 sinh khối tươi trung bình của cây Huỷnh đạt 18,17 g, đến tuổi 3 là 4.000 g
và đến tuổi 5 là 26.253,33 g. Cấu trúc sinh khối cây cá lẻ gồm 4 phần, trong đó
sinh khối thân chiếm tỷ lệ lớn nhất, sau đó đến sinh khối lá, rễ và cành cây. Hàm
lượng chất dinh dưỡng tích lũy tăng dần theo tuổi và tập trung chủ yếu trong bộ
phận lá cây, cành cây, thân cây và thấp nhất là trong rễ cây. Hàm lượng các chất
dinh dưỡng tích lũy trong cây Huỷnh dao động từ 0,15 - 315,56 g N (trung bình là
99,91 g N); 0,08 - 147,17 g P
2
O
5 (trung bình là 43,91 g P
2
O
5
); và 0,29 - 511,74 g
K
2
O (trung bình là 164,61 g K
2
O)

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2014. Quyết định số 4961/QĐ-BNN-TCLN ngày 17/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành danh mục các loài cây chủ lực cho trồng rừng sản xuất và danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng theo các vùng sinh thái.

2. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2000. Giáo trình Thực vật rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Trần Hợp, 2002. Tài nguyên cây gỗ Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh.

4. Nguyễn Tử Kim, Nguyễn Đình Hưng, Đỗ Văn Bản, Nguyễn Tử Ưởng, 2015. Át-lát cấu tạo, tính chất gỗ, tre Việt Nam tập II . Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Võ Đại Hải, 2007. Kết quả nghiên cứu sinh khối cây cá lẻ Mỡ trồng thuần loài tại vùng Trung tâm Bắc Bộ Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, số 14/2007. trang 37 - 43.

6. Võ Đại Hải, 2008. Nghiên cứu sinh khối cây cá thể keo lai trồng thuần loài ở Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, số 2. trang 85 - 90

7. Võ Đại Hải, Đặng Thái Dương, 2009. Nghiên cứu khả năng hấp thụ carbon và giá trị thương mại carbon của một số dạng rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Viên Ngọc Nam, 2011. Nghiên cứu tích tụ cacbon của rừng Đước đôi (Rhizophora apiculata Blume) trồng ở Khu dự trự sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (177), tr 78 - 83.

9. Nguyễn Thanh Tiến, Võ Đại Hải, 2011. Nghiên cứu sinh khối rừng tự nhiên trạng thái IIB tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Kinh tế và sinh thái, số 41/2011, trang 5 4 - 60.

10. Hoàng Văn Thắng, Cao Văn Lạng, Hoàng Văn Thành, Vũ Văn Định, Nguyễn Trọng Điển, Trần Văn Đô.

Biomass and nutrient accumulation in Prunus arborea (Blume) Kalkman (Angiosperms: Rosaceae) of different

ages. Plant Cell Bitechnology and Molecular Biology 21 (13&14):7 - 13;2020.

11. Vũ Tấn Phương, Võ Đại Hải, 2011. Cấu trúc sinh khối của rừng Thông ba lá tại Lâm Đồng. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp số 2, trang 1813 - 1820.

12. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2002. Sử dụng cây bản địa vào trồng rừng ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội

Tải xuống

Số lượt xem: 2
Tải xuống: 0

Đã Xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Bình``, V. Đức, Đỉnh, P.X., Hùng, P.T., Liệu, N.T., Thành, N.H., Thành, N.H., Thiện, H.V., Định, L.C., Nga, N.T.T., Toàn, L.X., Toàn, L.X., Vui, N.T.K., Trung, T.A. và Tùng, N.X. 2024. SINH KHỐI VÀ TÍCH LŨY DINH DƯỠNG KHOÁNG CỦA CÂY HUỶNH (Tarrietia javanica Blume) Ở CÁC TUỔI KHÁC NHAU. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2 3 > >>