NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ MỐI HẠI RỪNG TRỒNG BẠCH ĐÀN VÀ KEO


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Bích Ngọc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Mối, bạch đàn, keo

Tóm tắt

Ở Việt Nam, mối (Isoptera) gây hại rừng trồng bạch đàn và keo cho đến nay đã được ghi nhận ở hầu
hết các vùng trọng điểm trồng rừng trên toàn quốc. Các biện pháp xử lý phòng trừ mối cho rừng trồng
mới bạch đàn và keo đã được triển khai nghiên cứu tại hiện trường của 03 vùng sinh thái: Đông Bắc, Tây
Bắc và Tây Nguyên.
Xử lý phòng mối bằng biện pháp lâm sinh đã giảm tỷ lệ cây con bị mối hại từ 22,2% xuống còn
15,3% (đối với bạch đàn) và từ 21,5% xuống còn 18,8% (đối với keo lai). Biện pháp xử lý bằng các chế
phẩm vi nấm Metarhrizium đã giảm tỷ lệ cây con bị mối hại trung bình còn 14,4% đối với bạch đàn,
13,2% đối với keo lai. Biện pháp sử dụng chế phẩm hóa học Termidor 25 EC, Lenfos 50 EC với nồng độ
dung dịch 0,2% - 0,3% xử lý xung quanh gốc cây mới trồng với liều lượng 01 lít /cây có hiệu lực phòng
trừ mối tốt nhất.
Để đảm bảo hiệu quả kỹ thuật, kinh tế và môi trường trong xử lý phòng trừ mối gây hại rừng trồng
bạch đàn và keo cần áp dụng tổng hợp các biện pháp hóa học, sinh học và lâm sinh.

Tài liệu tham khảo

/1. Nguy ễn Dương Khuê, 2004, Nghiên cứu sử dụng vi nấm Metarhizium Sorok. để diệt m ối nhà (Coptotermes

formosanus Shiraki) theo phương pháp lây nhiễm, Luận văn thạc sỹ Khoa học Lâm nghiệp 72tr.42-43, 51-53, 58, 64-65.

/2. Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Hà Thị Thạo, 1995, Phòng chống mối cho cây chè mới

trồng, Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ Lâm nghiệp giai đoạn 1996 – 2000, tr.90-92.

/3. Bùi Thị Thủy, 2007. Bước đầu nghiên cứu sử dụng 3 chủng vi nấm Metarhizium để diệt mối hại cây

con lâm nghiệp. Luận văn thạc sỹ sinh học. Trường Đại học sư phạm Hà Nội.

/4. Đào Xuân Trường, 1992. Chống mối bạch đàn trong vườn ươm, Tạp chí lâm nghiệp 3/1992, tr. 28.

/5. Nguyễn Tân Vương, Nguyễn Quốc Huy, 2008, Nghiên cứu phòng trừ mối (Isoptera) hại cây trồng ở

Tây Nguyên. Hội nghị côn trùng học toàn quốc lần thứ 6, tr.1112 – 1117.

/6. Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, 2009, Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng,

hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam, Hà Nội.

/7. Hänel H., 1982. Selection of a fungus species, suitable for the biological control of the termite

Nasutitermes exitiosus (Hill), Zeischrit fur Angewandte Entomologie, Hamburg und Berlin, pp. 237 –

/8. UNEP, 2000. FAO/ Global IPM Facility Expert Group on Termite Biology and Management, 69pp.

/9. http://hoinongdanbacgiang.org.vn/moi-hai-cay-con-va-bien-phap-phong-tru

/10.http://baodaklak.vn/channel/3483/200911/Phong-tru-sau-benh-hai-tren-cay-rung-trong-Nhieu-noi-conbo-ngo-

/11.http://niengiamnongnghiep.vn/index.php?self=article&id=3051

Tải xuống

Số lượt xem: 4
Tải xuống: 2

Đã Xuất bản

14-01-2024

Cách trích dẫn

[1]
Ngọc, N.T.B. 2024. NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ MỐI HẠI RỪNG TRỒNG BẠCH ĐÀN VÀ KEO. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 1 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>