NGHIÊN CỨU BỔ SUNG KỸ THUẬT CHUYỂN HÓA RỪNG TRỒNG KEO LAI VÀ KEO TAI TƯỢNG SẢN XUẤT GỖ NHỎ THÀNH RỪNG GỖ LỚN


Các tác giả

  • Trần Lâm Đồng Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Đặng Văn Thuyết Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Trần Hồng Vân Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Hoàng Thị Nhung Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Hoàng Văn Thành Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Trần Anh Hải Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Dương Quang Trung Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Phạm Văn Vinh Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Chu Ngọc Quân Vườn Quốc gia Ba Vì

Từ khóa:

Rừng trồng,, chuyển hóa rừng,, tỉa thưa, mật độ để lại, bón phân, gió bão

Tóm tắt

keo lai và Keo tai tượng là loài cây trồng chủ lực sản xuất gỗ trong nước,
nhưng chủ yếu được trồng với chu kỳ ngắn để sản xuất dăm gỗ. Mặc dù đã
có nhiều nghiên cứu và chủ trương, chính sách thúc đẩy chuyển hóa rừng
keo sản suất gỗ nhỏ sang gỗ lớn, trong thực tiễn những lo ngại về ảnh
hưởng của gió bão tới rừng trồng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật gì để
đảm bảo hiệu quả của chuyển hóa rừng vẫn làm cho chủ rừng lo ngại.
Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của gió bão tới rừng trồng keo và thí
nghiệm ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật tỉa thưa và bón phân sau tỉa
thưa làm cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật chuyển hóa rừng thích hợp.
Kết quả cho thấy, rừng trồng keo lai và Keo tai tượng có khả năng chống
chịu gió bão kém, và bị đổ gãy ở quy mô lớn dưới tác động của các cơn bão
cấp 10 trở lên. Trong khi đó, các loài cây này chủ yếu được trồng ở những
vùng có chu kỳ xuất hiện các cơn bão từ cấp 10 trở lên từ 1,6 - 6,4
năm/cơn, giảm dần từ Quảng Ninh tới Ninh Thuận. Dưới tác động của các
cơn bão lớn, có sự ảnh hưởng rõ rệt giữa hướng phơi và địa hình tới tỷ lệ số
cây bị thiệt hại trong lâm phần; các yếu tố khác như giống, mật độ hiện tại
và tuổi rừng không có sự khác biệt. Tỉa thưa có ảnh hưởng rõ rệt tới sinh
trưởng đường kính và tỷ lệ gỗ lớn của lâm phần. Độ tuổi tỉa thưa thích hợp
từ 3 - 5 tuổi tùy theo mật độ hiện tại của rừng. Tỷ lệ cây bị khuyết tật và
chết hàng năm do gió bão và sâu bệnh cao, nên lâm phần đưa vào chuyển
hóa cần có số lượng cây mục đích đủ lớn, tối thiểu 1.200 cây/ha. Mật độ để
lại ở lần tỉa thưa đầu tiên cần đảm bảo trong khoảng 800 - 1.000 cây/ha đối
với keo lai và 750 - 950 cây/ha đối với Keo tai tượng, tùy theo mật độ hiện
tại và tuổi rừng. Chưa thấy có sự ảnh hưởng rõ rệt của bón phân sau tỉa
thưa tới sinh trưởng và năng suất rừng keo lai và Keo tai tượng.

Tài liệu tham khảo

1. Tổng cục Lâm nghiệp, 2019. Báo cáo quản lý giống cây trồng lâm nghiệp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Trần Văn Con, 2010. Hướng dẫn kỹ thuật chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn keo lai và Keo tai tượng. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Hà Nội.

3. Phạm Thế Dũng, Kiều Tuấn Đạt, Lê Thanh Quang, Phạm Văn Bốn và Vũ Đình Hưởng, 2012. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật bảo vệ và nâng cao độ phì của đất nhằm nâng cao năng suất rừng trồng bạch đàn, keo ở các luân kỳ sau. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Hà Nội, tr. 138.

4. Trần Lâm Đồng, 2018. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật chuyển hóa rừng cung cấp gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn các loài keo lai và Keo tai tượng. Báo cáo tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Hà Nội.

4. Võ Đại Hải, 2018. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật tổng hợp để phát triển trồng rừng cung cấp gỗ lớn các loài Keo tai tượng, Keo lá tràm và bạch đàn trên lập địa sau khai thác ít nhất hai chu kỳ tại một số vùng trồng rừng tập trung. Báo cáo tổng kết đề tài. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Hà Nội.

5. Dong, T.L., Doyle, R., Beadle, C.L., Corkrey, R. and Quat, N.X., 2014. Impact of short-rotation acacia hybridplantations on soil properties of degraded lands in Central Vietnam. Soil Research, 52 (3), 271 - 281.

6. Nguyen Van Bich, Eyles, A., Mendham, D., Tran Lam Dong, Ratkowsky, D., Vo Dai Hai, 2018. Contribution of Harvest Residues to Nutrient Cycling in a Tropical Acacia mangium Willd. Plantation. Forests, 9 (9), 577.

7. Nguyen Van Bich, Mendham, D., Evans, K.J., Dong, T.L., Hai, V.D., Van Thanh, H., 2019. Effect of residue management and fertiliser application on the productivity of a Eucalyptus hybrid and Acacia mangium planted on sloping terrain in Northern Vietnam. Southern Forests: a Journal of Forest Science, 1 - 12.

Tải xuống

Số lượt xem: 12
Tải xuống: 1

Đã Xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Đồng, T.L., Thuyết, Đặng V., Vân, T.H., Nhung, H.T., Thành, H.V., Hải, T.A., Trung, D.Q., Vinh, P.V. và Quân, C.N. 2024. NGHIÊN CỨU BỔ SUNG KỸ THUẬT CHUYỂN HÓA RỪNG TRỒNG KEO LAI VÀ KEO TAI TƯỢNG SẢN XUẤT GỖ NHỎ THÀNH RỪNG GỖ LỚN. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2 3 4 5 > >>