ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC KHÔNG GIAN CỦA CÁC LOÀI CÂY ƯU THẾ TRONG RỪNG TỰ NHIÊN TRUNG BÌNH KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÌNH CHÂU - PHƯỚC BỬU


Các tác giả

  • Nguyễn Văn Quý Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
  • Nguyễn Thanh Tuấn Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
  • Nguyễn Văn Hợp Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
  • Nguyễn Văn Thành Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Cấu trúc không gian,, loài ưu thế,, phần mềm ArcGIS, lược đồ Voronoi,, lưới tam giác Delaunay

Tóm tắt

Lấy ArcGIS làm nền tảng, nghiên cứu sử dụng công cụ tạo đa giác
Thiessen, TIN để xây dựng lược đồ Voronoi và lưới tam giác Delaunay của
các loài cây trong ô tiêu chuẩn tạm thời (OTC) 1ha thuộc trạng thái rừng tự
nhiên trung bình tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu với
mục tiêu nghiên cứu đặc điểm phân bố không gian của các loài cây ưu thế.
Số liệu thu thập trong OTC bao gồm: DBH, đường kính tán, chiều cao vút
ngọn, tên loài và tọa độ của tất cả các cây gỗ (DBH > 5 cm). Dựa vào lược
đồ Voronoi và lưới tam giác Delaunay đã tính toán được 5 chỉ số cấu trúc
không gian theo từng loài ưu thế. Nghiên cứu đã xác định được 5 loài cây
ưu thế trong tổng số 67 loài cây trong OTC, thứ tự với chỉ số IV% lần lượt
là Táu trắng (17,47%), Máu chó thấu kính (14,73%), Trường chua (8,69%),
Cà ná (6,9%) và Trâm vối (5,39%). Đặc điểm cấu trúc không gian chỉ ra
rằng lâm phần có sự đa dạng về loài cây gỗ với mức độ hỗn loài rất cao (M
 0,83), mật độ phân bố dày, 4/5 loài ưu thế (ngoại trừ Cà ná) phân bố đều
ở các tầng tán rừng (U  0,2), chỉ số đồng góc và độ tụ hợp đều cho thấy
3/5 loài ưu thế (Táu trắng, Máu chó thấu kính và Cà ná) có dạng phân bố
cụm, 2/5 loài ưu thế (Trâm vối và Trường chua) có dạng phân bố ngẫu
nhiên. Kết quả của nghiên cứu giúp nắm được đặc điểm sinh trưởng của
quần xã thực vật rừng, làm cơ sở khoa học cho việc bảo tồn đa dạng sinh
học, đề xuất các phương án quản lý rừng bền vững tại khu vực nghiên cứu.
Đồng thời nghiên cứu cũng đề xuất sử dụng ArcGIS trong nghiên cứu đặc
điểm cấu trúc không gian lâm phần bởi đây là cách tiếp cận có nhiều ưu
điểm hơn so với các phần mềm khác.

Tài liệu tham khảo

1. Trần Văn Bằng, Vũ Long, Hoàng Minh Đức, 2013. Khu hệ thú tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Hội nghị Khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 5, trang 384 - 385.

2. Chew, P. L., 1989. Constrained Delaunay Triangulations. Algorithmica, 4(1 - 4): 97 - 108.

3. Gadow, K. V. and Füldner, K., 1992. Zur Methodik der Bestandesbeschreibung. Vortrag anlaesslich der Jahrestagung der AG Forsteinrichtung in Klieken b. Dessau.

4. Gadow, K. V., Hui, G. Y. and Albert, M., 1998. Das Winkelmaß - ein Strukturparameter zur Beschreibung der Individualverteilung in Waldbeständen. Centralblatt für das gesamte Forstwesen, 115(1): 1 - 9.

5. Nguyễn Hồng Hải, 2017. Phân tích đặc điểm cây lân cận gần nhất của rừng lá rộng nhiệt đới. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp số 05/2017, trang 43 - 52.

6. Nguyễn Thị Thu Hiền, 2015. Nghiên cứu cấu trúc và xây dựng mô hình tăng trưởng đường kính rừng tự nhiên lá rộng thường xanh một số khu rừng đặc dụng miền Bắc Việt Nam. Luận án tiến sỹ, Đại học Thái Nguyên.

7. Hui, G. Y., Gadow, K. V., Albert, M., 1999. The neighbourhood pattern - A new structure parameter for describing distribution of forest tree position. Scientia Silvae Sinicae, 35(1): 37 - 42.

8. Bảo Huy, 2011. Sản lượng rừng. Đại học Tây Nguyên: 55 trang.

9. Phạm Hoàng Hộ, 1999 - 2003. Cây cỏ Việt Nam (tập 1 - 3), tái bản lần thứ 2. NXB Trẻ, Hà Nội.

10. Trần Hợp, 2002. Cây gỗ Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Đào Công Khanh, 1996. Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc của rừng lá rộng thường xanh ở Hương Sơn, Hà Tĩnh làm cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục vụ khai thác và nuôi dưỡng rừng. Luận án tiến sỹ, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

12. Kew science, 2020. <http://www.plantsoftheworldonline.org>. Accessed March 2021.

13. Liao, C. X., Wu, Y., Yi, D., 2007. Research on the spatial structure of forest stand. Forestry Science and Technology Information, 39(2): 40 - 41.

14. Liu, F. Q., Cao, Y. S., Yang, X. B., Zhang, J. Y., Song, Q. F., Lu, S. W. , 2011. Spatial structure and point pattern analysis of Larix principis - Rupprechtii mayr and Betula spp. Mixed forest in Northern Hebei mountain.

Journal of Inner Mongolia Agricultural University, 32(3): 32 - 38.

15. Liu, S., Zhang, J., Li J. J, Zhou, G. X, Wu, S. C, 2017. Edge Correction of Voronoi Diagram in Forest Spatial Structure Analysis. Scientia Silvae Sinicae, 53(1): 28 - 37.

16. Malkinson, D., Kadmon, R., & Cohen, D., 2003. Pattern analysis in successional communities-an approach for studying shifts in ecological interactions. Journal of Vegetation Science, 14(2): 213 - 222.

17. Okabe, A., Boots, B., Sugihara, S., Chiu, S. N. and Kendall, D. G., 2000. Spatial Tessellations: Concepts and Applications of Voronoi Diagrams, Second Edition. The Wiley Classics Library, volume 501.

18. Peng, Y. P., Liu, W. X., 2002. Research on the application of Delaunay triangulation and Voronoi diagram in GIS. Engineering of surveying and mapping, 11(3): 39 - 41.

19. Pommerening, A., LeMay, V. and Stoyan, D., 2011. Model-based analysis of the influence of ecological processes on forest point pattern formation - A case study. Ecological Modelling, 222: 666 - 678.

20. Pommerening, A., Gonçalves, A. C. and Rodríguez-Soalleiro, R., 2011. Species mingling and diameter differentiation as second-order characteristics. German Journal of Forest Research, 182: 115 - 129.

21. Tang, M. P., Zhou, G. M., Chen, Y. G., Zhao, M. S., He, Y. B., 2009. Mingling of evergreen broad-leaved forest in Tianmu mountain based on Voronoi diagram. Forestry Science, 45(6): 1 - 5.

22. Thái Văn Trừng, 1978. Thảm thực vật rừng Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

23. Nguyễn Thanh Tuấn, Trần Thanh Cường, 2020. Biến đổi cấu trúc không gian của rừng tự nhiên trung bình và giàu tại Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp số 01, trang 62 - 71.

24. Lê Hồng Việt, Nguyễn Hồng Hải, Trần Quang Bảo, Nguyễn Văn Tín, Lê Ngọc Hoàn, 2020. Đặc điểm cấu trúc không gian của các loài cây ưu thế rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới tại khu vực Tân Phú, Đồng Nai. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp số 01/2020, trang 72 - 83.

25. Wan, P., Zhang, G., Wang, H., Zhao, Z., Hu, Y., Zhang, G.,. & Liu, W., 2019. Impacts of different forest management methods on the stand spatial structure of a natural Quercus aliena var. acuteserrata forest in Xiaolongshan, China. Ecological informatics, 50: 86 - 94.

26. World flora online, 2020. <http://104.198.148.243 >. Accessed March 2021.

27. Zhao, C. Y., Li, J. P., Li, J. J., 2010. Quantitative analysis of forest stands spatial structure based on Voronoi diagram and Delaunay triangulation. Forestry Science, 46(6): 78 - 84

Tải xuống

Số lượt xem: 5
Tải xuống: 1

Đã Xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Quý, N.V., Tuấn, N.T., Hợp, N.V. và Thành, N.V. 2024. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC KHÔNG GIAN CỦA CÁC LOÀI CÂY ƯU THẾ TRONG RỪNG TỰ NHIÊN TRUNG BÌNH KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÌNH CHÂU - PHƯỚC BỬU. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>