NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG CÁC DÒNG KEO LAI MỚI (Acacia mangium Acacia auriculiformis) BV350 VÀ BV523 BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO


Các tác giả

  • Đỗ Hữu Sơn Trung tâm Thực nghiệm và Chuyển giao Giống cây rừng, Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp
  • Đỗ Hữu Sơn Trung tâm Thực nghiệm và Chuyển giao Giống cây rừng, Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp
  • Tạ Thu Trang Trung tâm Thực nghiệm và Chuyển giao Giống cây rừng, Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp
  • Cấn Thị Lan Trung tâm Thực nghiệm và Chuyển giao Giống cây rừng, Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp
  • Kiều Thị Hà Trung tâm Thực nghiệm và Chuyển giao Giống cây rừng, Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Thị Thu Dung Trung tâm Thực nghiệm và Chuyển giao Giống cây rừng, Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp
  • Khuất Thị Hải Ninh Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

keo lai, nuôi cấy mô

Tóm tắt

Nghiên cứu nhân giống các dòng keo lai mới (Acacia mangium  Acacia
auriculiformis) BV350 và BV523 bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào sẽ
góp phần hoàn hiện quy trình chọn tạo giống keo lai mới. Kết quả nghiên
cứu nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô hai dòng keo lai mới cho
thấy việc sử dụng chồi vượt hay chồi nách làm vật liệu vào mẫu, khử trùng
bằng HgCl
2 0,1% trong thời gian 7 phút cho hiệu quả cao nhất: tỷ lệ mẫu
sạch nảy chồi (HSNC) hữu hiệu ở hai dòng keo lai BV350 và BV523 lần
lượt là 40,4% và 42,6%. Tuy nhiên, việc sử dụng javen 3 - 5% trong thời
gian 7 phút cũng cho hiệu quả khá tốt với tỷ lệ mẫu sạch nảy chồi hữu hiệu
ở hai dòng keo lai mới lần lượt là 31,9% và 33,7%. Để giảm bớt độc hại
cho người dùng và cho môi trường thì việc dùng javel trong khử trùng được
khuyến kích hơn là dùng HgCl
2 mặc dù hiệu quả kém hơn. Các chồi hữu
hiệu được tái sinh trong môi trường Murashige và Skoog cải tiến (MS*) có
bổ sung 1 mg/l BAP. Hệ số nhân chồi cao nhất đạt được trong môi trường
MS* +1,0 mg/l BAP + 0,5 mg/l kinetin (BV350 có HSNC: 2,66 lần;
BV523 có HSNC: 2,78 lần). Tỷ lệ chồi hữu hiệu cao nhất đạt được trong
môi trường MS* + 1,0 mg/l BAP + 0,5 mg/l Kn + 1,0g/l AC (dòng keo lai
BV350 có tỷ lệ chồi hữu hiệu và chiều cao của chồi lần lượt là 87% và
3,75 cm; BV523 có tỷ lệ chồi hữu hiệu và chiều cao của chồi lần lượt là
88% và 3,7 cm). Chồi hữu hiệu đạt tiêu chuẩn được ra rễ trong môi trường
1/2MS* + 2 mg/l IBA, tỷ lệ ra rễ đạt 86,7% và 92,2% với hai dòng keo lai
tương ứng. Thời gian huấn luyện 7 ngày cho tỷ lệ cây con sống ở ngoài
vườn ươm cao với hai dòng keo lai lần lượt là 84,4% và 82,2

Tài liệu tham khảo

1. Darus H. Ahmad, 1989. “A note on the acacia hybrid in forest plantation in Peninsular Malaysia”. J. Tropical Forest Science, 170 - 171.

2. Darus H. Ahmad, 1994. “Multiplication of Acacia mangium by stem cutting and tissue culture techniques”, Advances in tropical acacia research, pp. 32 - 34.

3. Triệu Thị Hà, Cấn Thị Lan và Đồng Thị Ưng, 2014. Nghiên cứu nhân giống Keo lá tràm (Acacia auriculiformicA. Cunn. Ex Benth ) bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 4, 3508 - 3515.

4. Lê Đình Khả, 1999. Nghiên cứu sử dụng giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2007 trang.

5. Lê Đình Khả, 2003. Chọn tạo và nhân giống cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Cấn Thị Lan, 2014. Nghiên cứu nhân nhanh một số giống keo và bạch đàn mới bằng công nghệ tế bào thực vật, Báo cáo thống kê tổng kết đề tài.

7. Đoàn Thị Mai, 2003. Nhân giống cho một số loài cây trồng rừng có năng suất, chất lượng cao bằng phương pháp nuôi cấy mô. Báo cáo Hội nghị “Công nghệ sinh học” toàn quốc. Hà Nội tháng 11 năm 2003.

8. Đoàn Thị Mai, Lê Sơn, Lương Thị Hoan, Ngô Thị Minh Duyên, Nguyễn Thiên Hương, 2005. Nhân giống một số loài cây trồng rừng có năng suất, chất lượng cao bằng phương pháp nuôi cấy mô. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 2.

9. Đoàn Thị Mai, Nguyễn Thị Mỹ Hương, Vũ Thị Ngọc, Trần Thanh Hương, Văn Thu Huyền, 2009a. Nuôi cấy một số giống keo lai mới chọn tạo. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 2, trang 905 - 910

10. Đoàn Thị Mai, Lê Sơn, 2011. Nhân nhanh giống keo lai tự nhiên, keo lai nhân tạo, Bạch đàn Uro, bạch đàn lai nhân tạo và Lát hoa mới chọn tạo bằng công nghệ tế bào. Báo cáo tổng kết đề tài thuộc chương trình công nghệ sinh học trong Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tải xuống

Số lượt xem: 14
Tải xuống: 10

Đã Xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Sơn, Đỗ H., Sơn, Đỗ H., Trang, T.T., Lan, C.T., Hà, K.T., Dung, N.T.T. và Ninh, K.T.H. 2024. NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG CÁC DÒNG KEO LAI MỚI (Acacia mangium Acacia auriculiformis) BV350 VÀ BV523 BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>