ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG RỪNG TRỒNG KEO TẠI T Ỉ NH QUẢNG NINH


Các tác giả

  • Phạm Văn Viện Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Hoàng Văn Thắng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Cao Văn Lạng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Vũ Duy Văn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh
  • Vũ Duy Văn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh
  • Lê Văn Quang Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Hoàng Văn Thành Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Hoàng Văn Thanh Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Dương Quang Trung Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Nguyễn Việt Cường Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Nguyễn Văn Tuấn Viện Nghiên cứu Lâm sinh

Từ khóa:

Hiện trạng,, rừng trồng keo, Quảng Ninh

Tóm tắt

Keo tai tượng và keo lai là 2 loài cây trồng rừng chủ lực của tỉnh Quảng
Ninh, với tổng diện tích đến năm 2019 là 167.215,4 ha, chiếm 67,5% tổng
diện tích rừng trồng toàn tỉnh, trong đó Keo tai tượng chiếm trên 80% diện
tích rừng trồng keo của tỉnh. Sau nhiều chu kỳ canh tác, chất lượng lập địa
rừng trồng keo tại Quảng Ninh đã bị suy giảm, tầng đất mỏng (độ dày tầng
đất 50 - 70 cm chiếm tới 86,9% tổng diện tích đất đồi núi toàn tỉnh), đất chua,
nghèo dinh dưỡng đã làm giảm năng suất rừng trồng. Các loài keo tại Quảng
Ninh được trồng với mật độ dao động từ 1.100 cây/ha đến hơn 4.000 cây/ha,
trong đó mật độ trồng phổ biến là 2.000 - 2.500 cây/ha. Trữ lượng rừng
trồng keo ở tuổi khai thác phổ biến (5 - 7 tuổi) có sự biến động lớn, từ
80,0 - 134,1 m
3
/ha, tương đương lượng tăng trưởng bình quân năm về trữ
lượng dao động từ 14,2 - 23,3 m
3
/ha/năm, trung bình đạt 113,3 m
3
/ha đối với
rừng trồng Keo tai tượng và 102,6 m
3
/ha đối với rừng trồng keo lai. Tỷ lệ số
cây bị sâu, bệnh hại trong các rừng trồng Keo tai tượng trung bình chiếm
22,7% cao hơn nhiều so với rừng trồng keo lai chỉ là 6,4%. Tuy nhiên, mức
độ sâu, bệnh hại rừng trồng keo ở Quảng Ninh chưa thực sự nghiêm trọng khi
đa số cây bị hại trong các rừng trồng keo chỉ ở mức gây hại cấp 1 (tỷ lệ tán lá
bị sâu, bệnh ≤ 25% hoặc tỷ lệ cành bị sâu, bệnh ≤ 10%).

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2020. Quyết định số 1423/QĐ-BNN-TCLN ngày 15/4/2020 về việc Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2019.

2. Hoàng Văn Thắng, Cao Văn Lạng, Phạm Văn Viện, Lê Văn Quang, Phạm Thế Tấn, 2020. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “Điều tra, đánh giá các mô hình rừng trồng và đề xuất danh mục loài cây bản địa cung cấp gỗ lớn có giá trị cao ở Quảng Ninh”, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

3. Phạm Quang Thu, 2016. “Kết quả nghiên cứu thành phần sâu, bệnh hại một số loài cây trồng rừng chính tại Việt Nam”. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, (1), tr.4257 - 4264.

4. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, 2016. Quyết định số 680/QĐ-UBND ngày 14/3/2016 về việc Phê duyệt kết quả kiểm kê rừng tỉnh Quảng Ninh năm 2015.

Tải xuống

Số lượt xem: 13
Tải xuống: 4

Đã Xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Viện, P.V., Thắng, H.V., Lạng, C.V., Văn, V.D., Văn, V.D., Quang, L.V., Thành, H.V., Thanh, H.V., Trung, D.Q., Cường , N.V. và Tuấn, N.V. 2024. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG RỪNG TRỒNG KEO TẠI T Ỉ NH QUẢNG NINH. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2 3 4 5 6