ẢNH HƯỞNG CỦA TIỂU LẬP ĐỊA ĐẾN SINH KHỐI R Ễ CÁM RỪNG TỰ NHIÊN LÁ RỘNG THƯỜNG XANH TẠI TÂY NAM NH ẬT BẢN


Các tác giả

  • Trần Văn Đô Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Toàn Thắng Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Vũ Tiến Lâm Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Đào Trung Đức Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Trọng Minh Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Trọng Minh Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Khoan đất, rễ cám, rừng lá rộng thường xanh, túi phân hủy, , sinh khối sản sinh,

Tóm tắt

Rễ cám (đường kính ≤ 2 mm) có chức năng hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây và đóng vai trò quan trọng đối với chu trình carbon và chu trình dinh dưỡng trong hệ sinh thái rừng. Kết quả nghiên cứu tại rừng lá rộng thường xanh Tây Nam Nhật Bản cho thấy, điều kiện tiểu lập địa như độ dày tầng đất và độ đá lẫn đóng vai trò quan trọng đối với sản sinh rễ cám, đến lượng rễ cám chết đi cũng như phân hủy trả lại dinh dưỡng cho đất. Trong thời gian 1 năm, tổng lượng rễ cám sản sinh tại lập địa tốt đạt 374,4 g m -2 trong khi đó tại lập địa xấu chỉ đạt 299,6 g m -2 ; lượng rễ cám chết đi tại lập địa tốt đạt 282,7 g m -2 trong khi đó tại lập địa xấu chỉ đạt 204,7 g m -2 ; và lượng rễ cám phân hủy tại lập địa tốt đạt 175,5 g m -2 trong khi đó tại lập địa xấu chỉ đạt 126,7 g m -2 . Điều đó cho thấy, lượng dinh dưỡng trả lại cho đất từ rễ cám tại lập địa xấu là thấp hơn nhiều so với lập địa tốt; rễ cám khó có thể cải thiện dinh dưỡng đất tại lập địa xấu

Tài liệu tham khảo

1. Agren G I, Axelsson B, Flower-Ellis JGK, Linder S, Persson H, Staaf H, Troeng E,1980. Annual carbon budget for a young Scots pine. In Structure and Function of Northern Coniferous Forests - An Ecosystem Study. Ed. T Persson. Pp 307 - 313. Ecol. Bull. (Stockholm) 32.

2. Finer L, Messier C, De GrandprE L, 1997. Fine-root dynamics in mixed boreal conifer- broad-leafed forest stands at different successional stages after fire. Can J For Res 27:302 - 314.

3. Jackson RB, Money HA, Schulzer ED, 1997. A global budget for fine root biomass, surface area, and nutrient contents. Proceedings of National Academy of Sciences, USA 94: 736:7366.

4. Osawa A, Aizawa R, 2012. A new approach to estimate fine root production, mortality, and decomposition using litter bag experiments and soil core techniques. Plant and Soil 355: 167 - 181.

5. Ostonen I, Lohmus K, Pajuste K, 2005. Fine root biomass, production and its proportion of NPP in a fertilemiddleaged Norway spruce forest: Comparison of soil core and ingrowth core methods. Forest Ecology Management 212:264 - 277.

6. Persson H, 1980. Spatial distribution of fine-root growth, mortality and decomposition in a young scots pine stand in central Sweden. Oikos 34:77 - 87.

7. Vogt KA, Vogt DJ, Palmiotto PA, Boon P, O’ Hara J, Asbjornsen H, 1996. Review of root dynamics in forest ecosystems grouped by climate, climatic forest type and species. Plant and Soil 187:15 9 - 219.

Tải xuống

Số lượt xem: 6
Tải xuống: 0

Đã Xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Đô, T.V., Thắng, N.T., Lâm, V.T., Đức, Đào T., Minh , N.T. và Minh , N.T. 2024. ẢNH HƯỞNG CỦA TIỂU LẬP ĐỊA ĐẾN SINH KHỐI R Ễ CÁM RỪNG TỰ NHIÊN LÁ RỘNG THƯỜNG XANH TẠI TÂY NAM NH ẬT BẢN. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>