ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ TÁI SINH CỦA LOÀI HUỶNH (Tarrietia javanica Blume) Ở VÙNG NAM TRUNG BỘ


Các tác giả

  • Nguyễn Hải Thành Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Phạm Xuân Đỉnh Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Nguyễn Thị Liệu Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Vũ Đức Bình`` Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Lê Công Định Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Lê Xuân Toàn Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Hà Văn Thiện Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Phạm Tiến Hùng Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Nguyễn Thị Kim Vui Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ

Từ khóa:

Cấu trúc, Huỷnh,, tái sinh, Nam Trung Bộ

Tóm tắt

Kết quả nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh của cây Huỷnh ở một số trạng thái rừng tự nhiên ở các tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi cho thấy, mật độ cây Huỷnh phân bố trong các trạng thái rừng dao động từ 4 - 9 cây/ha, chiếm tỷ lệ từ 0,6 đến 1,2% tổng số cây, tương ứng với tiết diện ngang và trữ lượng Huỷnh trong các trạng thái rừng dao động từ G = 0,1 - 0,3 m 2 /ha và M = 0,1 - 2,4 m 3 /ha. Trong các trạng thái rừng tự nhiên, Huỷnh không tham gia vào công thức tổ thành và có chỉ số IVi% rất thấp từ 0,6 - 1,3%. Tầng cây cao thuộc các trạng thái rừng có Huỷnh phân bố đã hình thành 2 ưu hợp ở trạng thái rừng thường xanh giàu và trạng thái rừng thường xanh trung bình của tỉnh Quảng Ngãi. Mật độ cây tái sinh của các trạng thái rừng ở 2 khu vực nghiên cứu dao động từ 26 - 213 cây/ha, trong đó cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt chiếm ưu thế và đạt chất lượng tốt đến trung bình. Số loài cây tái sinh dao động từ 30 - 55 loài và số loài cây tái sinh tham gia vào công thức tổ thành dao động 4 - 6 loài. Huỷnh tái sinh không tham gia vào công thức tổ thành và có chỉ số IVi% dao động từ 0,6 - 2,2%. Cây tái sinh của Huỷnh trong các trạng thái rừng tuân theo quy luật đào thải tự nhiên theo phân cấp chiều cao và cây tái sinh triển vọng Huỷnh có chiều cao lớn hơn 2 m trong các trạng thái rừng chiếm tỷ lệ rất ít

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2018. Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT về việc quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng ngày 16 tháng 11 năm 2018.

2. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2000. Giáo trình Thực vật rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Daniel Marmillod, 1982. Methodology and results of studies on the composition and structure of a terrace forest in Amazonia. Doctorate. Georg - August - Universität Göttingen., Göttingen.

4. Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam quyển 1. Nhà xuất bản Trẻ, Hà Nội

5. Vũ Đình Huề, 1984. Chỉ số IV% được xác định theo phương pháp của Daniel Marmillod.

6. Thái Văn Trừng, 1978. Thảm thực vật rừng Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học v

7. à Kỹ thuật Hà Nội

8. Hoàng Xuân Tý, Nguyễn Đức Minh, 2000. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây Huỷnh (Tarrietia javanica Blume) và cây Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy) làm cơ sở xây dựng các giải pháp kỹthuật gây trồng. Báo cáo kết quả nghiên cứu KHCN Lâm nghiệp giai đoạn 2001 - 2005. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

Tải xuống

Số lượt xem: 12
Tải xuống: 0

Đã Xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Thành, N.H., Đỉnh, P.X., Liệu, N.T., Bình``, V. Đức, Định, L.C., Toàn, L.X., Thiện, H.V., Hùng, P.T. và Vui , N.T.K. 2024. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ TÁI SINH CỦA LOÀI HUỶNH (Tarrietia javanica Blume) Ở VÙNG NAM TRUNG BỘ . TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >> 

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.