MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM ĐA DẠNG LOÀI CÂY GỖ PHỤC HỒI SAU CANH TÁC NƯƠNG RẪY TẠI HUY ỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA


Các tác giả

  • Nguyễn Hoàng Hương Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Tr``ần Việt Hà Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Phạm Thế Anh Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Lê Thị Khiếu Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Chỉ số đa dạng loài, hồ sơ đa dạng, kiểu phân đôi, kiểu xếp hạng, phục hồi rừng

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá và so sánh đa dạng loài cây gỗ phục hồi sau canh tác nương rẫy tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Tổng số 50 ô tiêu chuẩn (OTC) tạm thời được thiết lập (mỗi ô có diện tích 400 m 2 (20  20 m)) và thu thập số liệu cho toàn bộ cây có chiều cao vút ngọn từ 2 m trở lên và đường kính ngang ngực từ 6 cm trở lên. Kết quả cho thấy, với bộ phận cây rừng có HVN ≥ 2 m, các giá trị chỉ số đa dạng loài (gồm số loài, chỉ số ShannonWiener, chỉ số Simpson) cao nhất là ở giai đoạn phục hồi rừng sau 15 năm (với giá trị của các chỉ số này lần lượt là 24; 2,810; 0,866) và thấp nhất là ở giai đoạn phục hồi rừng sau 5 năm (12; 2,162; 0,847); theo hồ sơ đa dạng thì đa dạng nội tại của giai đoạn phục hồi sau 15 năm cao hơn so với hai giai đoạn phục hồi sau 10 năm và 5 năm. Với bộ phận cây rừng có D1,3 ≥ 6 cm, các giá trị về chỉ số đa dạng loài ở giai đoạn phục hồi rừng sau 10 năm lần lượt là 16; 2,184; 0,841, ở giai đoạn phục hồi rừng sau 15 năm đã tăng lên lần lượt là 21; 2,759; 0,879; theo hồ sơ đa dạng thì đa dạng nội tại của giai đoạn phục hồi sau 15 năm cũng lớn hơn so với giai đoạn phục hồi sau 10 năm. Nhìn chung, có sự khác biệt về mức độ đa dạng loài cây của những loài có chiều cao Hvn ≥ 2 m và của bộ phận cây rừng có đường kính D1,3 ≥ 6 cm theo thời gian phục hồi, thời gian phục hồi càng lâu thì mức độ đa dạng loài càng cao, Tuy nhiên, mức độ đa dạng loài cây của các giai đoạn phục hồi vẫn nhỏ hơn so với rừng tự nhiên (đối chứng).

Tài liệu tham khảo

1. Võ Đại Hải, 2009. Nghiên cứu bước đầu về khả năng phục hồi rừng tự nhiên lá rộng thường xanh sau nương rẫy ở Tây nguyên, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Bùi Chính Nghĩa, 2012. Nghiên cứu cấu trúc và động thái rừng tự nhiên phục hồi vùng Tây Bắc, Luận án tiến sĩ lâm nghiệp, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

3. Phạm Ngọc Thường, 2001. Một số mô hình phục hồi rừng và sử dụng đất bỏ hóa sau nương rẫy ở Thái Nguyên và Bắc Kạn, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (7): 480 - 481

4. Patil, G.P., Rao, C.R., 1994. Handbook of Statistics. Volume 12, Elsevier Science B.V., 927 pp.

5. Shannon C.E. and Wiener W., 1963. The Mathematical theory of communication. University of Juionis Press, Urbana. 117.

Tải xuống

Số lượt xem: 0
Tải xuống: 0

Đã Xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Hương, N.H., Hà, T.V., Anh, P.T. và Khiếu, L.T. 2024. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM ĐA DẠNG LOÀI CÂY GỖ PHỤC HỒI SAU CANH TÁC NƯƠNG RẪY TẠI HUY ỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả