NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG BƯƠNG LÔNG ĐIỆN BIÊN (Dendrocalamus dienbienensis H.N.Nguyen & V.T.Nguyen) BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM CÀNH CHÉT


Các tác giả

  • Nguyễn Anh Dũng Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ
  • Nguyễn Thị Ánh Nguyệt Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ

Từ khóa:

Bương lông điện biên,, cành chét, nhân giống

Tóm tắt

Bương lông điện biên là một trong những loài tre có kích thước lớn, vách thân dày, cứng và bền, sản phẩm từ thân tre luồng được các nhà máy chế biến rất ưa chuộng. Nghiên cứu nhân giống Bương lông điện biên bằng phương pháp giâm hom làm cơ sở để xây dựng hướng dẫn kỹ thuật, tạo ra giống tốt, nhanh với số lượng lớn cung cấp nhân rộng diện tích là thực sự cần thiết. Kết quả nghiên cứu cho thấy cây mẹ Bương lông ở tuổi 2 và cấp kính > 12 - 20 cm có số mắt ngủ có triển vọng nhất (5,43 mắt ngủ/cây) và có số cành chét có triển vọng nhất (2,93 cành chét/cây). T ạo cành chét bằng phương pháp đốn ngọn đối với cây mẹ tuổi 2, cấp kính > 12 - 20 cm cho số lượng cành chét có thể làm hom tốt nhất (9,0 cành/cây),. Đối với phương pháp ngả cây có số lượng cành chét được tạo ra có triển vọng tốt nhất với cây mẹ tuổi 2, cấp kính 6 - 12 cm (8,7 cành/cây). Nhân giống bằng hom cành chét Bương lông điện biên vào bầu nilon sử dụng thuốc kích thích IBA nồng độ 1.000ppm cho tỷ lệ ra rễ cao nhất (83,3%) và chất lượng rễ tốt nhất

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Ngọc Bình, Phạm Đức Tuấn, 2007. Các loại rừng tre trúc chủ yếu ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Nguyễn Anh Dũng, 2018. Nghiên cứu kỹ thuật trồng cây Bương lông điện biên (Dendrocalamus dienbienensis) cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Báo cáo tổng kết đề tài.

3. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2005. Tre trúc Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Nguyễn Huy Sơn, Phan Văn Thắng, Lê Văn Thành, 2013. Kỹ thuật trồng một số loài tre trúc song mây, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Ramanatha Rao V. and A.N. Rao, 1995. Bamboo and Rattan, Genetic Resources and Use, Proceedings of the First INBAR Biodiversity, Genetic Resources and Conservation Working Group, 7 - 9 November 1994, Singapore. IPGRI, 78 pp.

6. Rao, A.N and V. Ramanatha Rao, 1999. Bamboo and Rattan, Genetic Resources and Use, Proceedings of the third INBAR-IPGRI Biodiversity, Genetic Resources and Conservation Working Group, 2 4 - 27 August 1997, Sergan, Malaysia. IPGRI, 203 pp.

Tải xuống

Số lượt xem: 6
Tải xuống: 0

Đã Xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Dũng, N.A. và Nguyệt, N.T. Ánh 2024. NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG BƯƠNG LÔNG ĐIỆN BIÊN (Dendrocalamus dienbienensis H.N.Nguyen & V.T.Nguyen) BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM CÀNH CHÉT. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>