NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ TÁI SINH TỰ NHIÊN RỪNG TỰ NHIÊN TRÊN ĐẤT CÁT (RÚ CÁT) TẠI HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ


Các tác giả

  • Hoàng Huy Tuấn Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
  • Nguyễn Duy Phong Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
  • Trần Thị Thúy Hằng Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
  • Phạm Cường Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
  • Ngô Thị Phương Anh Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

Từ khóa:

Cấu trúc rừng,, rú cát, tái sinh tự nhiên, Triệu Phong

Tóm tắt

Kết quả nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc và tái sinh rừng tự nhiên trên rú
cát tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị cho thấy: Mật độ tầng cây cao
dao động từ 320-740 cây/ha với đường kính trung bình từ 6,8-10,6 cm và
chiều cao trung bình là 3,9-6,6 m. Số lượng loài cây tham gia vào các quần
xã thực vật rừng trong khu vực nghiên cứu biến động từ 4 - 11 loài. Trong
cả 3 xã nghiên cứu đều xuất hiện các loài cây tiêu biểu như: Trâm bù
(Syzygium corticosum), Ran (Memecylon edule), Xăng mã (Carallia
Brachiata), Bộp (Scolopia spinosa), Nổ (Syzygium zeylanicum), đa số là
cây có giá trị sinh thái cao trong quá trình phục hồi rừng, với vai trò là
những cây tiên phong tạo lập, phục hồi hoàn cảnh rừng theo quy luật tự
nhiên lên cấp cao hơn. Nhóm cây ưu thế của tầng cây tái sinh phần lớn
cũng là nhóm cây ưu thế trong tầng cây cao như Trâm bù (Syzygium
corticosum), Nổ (Syzygium zeylanicum), Bộp (Scolopia spinosa), Bí bái
(Acronychia pedunculata). Mật độ cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu khá
cao, dao động từ 10.586-16.773 cây/ha. Cây tái sinh triển vọng chiếm
khoảng 36,4% số lượng cây tái sinh. Cấp chiều cao của lớp cây tái sinh chia
làm 4 cấp, trong đó số cây tái sinh ở cấp chiều cao < 0,5m chiếm tỷ lệ lớn
nhất (trên 40%). Tỷ lệ cây tái sinh hạt chiếm 75,9% và tái sinh chồi chiếm
24,1%. Chất lượng cây tái sinh của khu vực nghiên cứu chủ yếu là trung
bình chiếm từ 54,0 - 67,8%, tiếp đến là chất lượng cây tốt chiếm từ 23,6 -37,2%, chất lượng cây tái sinh xấu chiếm từ 8,5 - 12,4%

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Chung, 2008. Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật. NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. Daniel, Marmillod, 1982. Methodology and results of studies on the composition and structure of a terrace forest in Amazonia. Doctorate. Georg - August - Universität Göttingen., Göttingen.

3. Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007. Các phương pháp nghiên cứu thực vật. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

4. Thái Văn Trừng, 1978. Các thảm thực vật rừng Việt Nam. NXB Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nộ

Tải xuống

Số lượt xem: 4
Tải xuống: 2

Đã Xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Tuấn, H.H., Phong, N.D., Hằng, T.T.T., Cường, P. và Anh, N.T.P. 2024. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ TÁI SINH TỰ NHIÊN RỪNG TỰ NHIÊN TRÊN ĐẤT CÁT (RÚ CÁT) TẠI HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả