NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG in vitro CÁC DÒNG TẾCH NHẬP NỘI K05 VÀ PKU13


Các tác giả

  • Lê Sơn Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
  • Mai Thị Phương Thúy Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
  • Đỗ Huyền Anh Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
  • Nông Thị Huệ Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Anh Dũng Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
  • Văn Thu Huyền Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Thị Bích Ngọc Khoa Nông Lâm, Trường Đại học Tây Bắc

Từ khóa:

Dòng K05, dòng PKU13, nuôi cấy mô, Tếch

Tóm tắt

Tếch là loài cây trồng rừng có giá trị kinh tế cao với diện tính rừng trồng ước tính đạt 6 triệu ha trên toàn thế giới. Tếch được giới thiệu vào nước ta khoảng 100 năm trước và hiện đang được ghi nhận là một trong những loài cây trồng rừng chủ lực. Tuy nhiên, nghiên cứu chọn giống và phát triển giống Tếch có năng suất chất lượng cao cho sản xuất còn gặp một số vấn đề giới hạn. Gần đây một số dòng Tếch có năng suất cao đã được nhập vào nước ta để trồng thử nghiệm, việc nghiên cứu nhân giống in vitro cho các dòng này là cần thiết và có ý nghĩa. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sử dụng chất khử trùng HgCl2 0,05% trong khoảng thời gian 10 phút là hiệu quả nhất cho cả 2 dòng Tếch nghiên cứu với tỷ lệ mẫu bật chồi đạt trên 20%. Môi trường MS cải tiến (MS*) có bổ sung BAP nồng độ 0,5 mg/l và 0,05 mg/l a-NAA vào môi trường nuôi cấy cho kết quả nhân chồi tốt nhất với dòng K05 trong khi môi trường MS* + 0,5 mg/l BAP và 0,01 mg/l a-NAA là phù hợp nhất cho dòng PKU13. Môi trường tối ưu để tạo rễ cho cây in vitro hoàn chỉnh là 1/2MS + 4 g/l agar + 30 g/l đường + 0,75 mg/l IBA cho tỷ lệ chồi ra rễ đạt khoảng 80%, hiệu quả nhất trong các công thức nghiên cứu.

Tài liệu tham khảo

1. Đoàn Thị Mai và Lê Sơn, 2010. Bước đầu chọn giống cho Xoan ta (Melia azedarach) và Tếch (Tectona grandis) có năng suất và chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu trồng rừng gỗ lớn. Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

2. Gupta R, Sharma L, 2021. Modelling the growth response to climate change and management of Tectona grandis L. f. using the 3-PGmix model. Annals of Forest Science 78, doi.org/10.1007/s13595-021-01102-y

3. Nguyễn Anh Dũng, 2022. Nghiên cứu nhân giống Tếch (Tectona grandis) các dòng ALTS2 Và PN4 bằng phương pháp nuôi cấy mô. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp.

4. Nguyễn Thị Thùy Dương, 2007. Nghiên cứu nhân giống một số dòng Tếch bằng phương pháp nuôi cấy in vitro. Luận văn Thạc sỹ Khoa học Lâm nghiệp, ĐH Lâm nghiệp.

5. Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi, 1996. Xử lý thống kê kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong nông nghiệp trên máy vi tính. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 126.

6. Vũ Thị Phương và Nguyễn Thị Hồng, 2019. Nghiên cứu nhân giống Tếch dòng VN19, VN34 (Tectona grandis linn) bằng phương pháp nuôi cấy in vitro. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên 194(1) 163 - 168.

7. Verhaegen D, Inza JF, Logossa AZ, Ofori D, 2010. What is the genetic origin of teak (Tectona grandis L.) introduced in Africa and in Indonesia?. Tree Genetics and Genomes, 6, pp.717-733.

Tải xuống

Số lượt xem: 57
Tải xuống: 38

Đã Xuất bản

15-10-2023

Cách trích dẫn

[1]
Sơn, L., Thúy, M.T.P., Anh, Đỗ H., Huệ, N.T., Dũng, N.A., Huyền, V.T. và Ngọc, N.T.B. 2023. NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG in vitro CÁC DÒNG TẾCH NHẬP NỘI K05 VÀ PKU13. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 5 (tháng 10 2023), 14–24.

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2 3 4 > >>